Quân nhân dự bị tự gây tổn hại sức khỏe để không phải nhập ngũ bị xử phạt thế nào?

Xin hỏi, theo quy định của pháp luật thì trường hợp quân nhân dự bị tự gây tổn hại sức khỏe để không phải nhập ngũ sẽ phải chịu những hình phạt cụ thể thế nào? – Câu hỏi của bạn Đình Hiệp (Quảng Ninh).

Quân nhân dự bị tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình để không phải nhập ngũ bị xử phạt như thế nào? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Vũ Tuấn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Quân nhân dự bị tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình để không phải nhập ngũ bị phạt tù 

Căn cứ quy định Điều 333, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ như sau:

Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng cách tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Lực lượng dự bị động viên được huy động trong các trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 24, Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên như sau:

Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên

1. Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.

2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

3. Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

4. Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Như vậy, lực lượng dự bị động viên được huy động trong các trường hợp sau đây:

- Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.

- Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Gia đình quân nhân dự bị là hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng trợ cấp như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 5, Nghị định số 79/2020/NĐ-CP quy định về trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị như sau:

Trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị

Gia đình quân nhân dự bị quy định tại khoản 3, Điều 2, Nghị định này, được hưởng trợ cấp như sau:

1. Mức trợ cấp

a) Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

b) Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

c) Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

........

Như vậy, gia đình quân nhân dự bị là hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng trợ cấp như sau:

[1] Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

[2] Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định tại [1].

[3] Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).