Hành vi làm giả con dấu bị xử lý thế nào?

Xin hỏi, hành vi làm giả con dấu; chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xử lý thế nào? – Câu hỏi của bạn Công Tuấn (Hưng Yên).

Hành vi làm giả con dấu thì bị xử lý như thế nào? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Cá nhân có hành vi làm giả con dấu bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 13, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 13. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu

...

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;

b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;

c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;

d) Tiêu hủy trái phép con dấu.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g, khoản 3 và các điểm a và b, khoản 4, Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4, Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ, khoản 3 và điểm c, khoản 4, Điều này;

b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c, khoản 3 và điểm c, khoản 4, Điều này;

d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3, Điều này.

Như vậy, cá nhân làm giả con dấu, tài liệu bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tội làm giả con dấu của của cơ quan nhà nước bị xử lý hình sự ra sao?

Căn cứ theo Điều 341, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 126, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, đối với tội làm giả con dấu của của cơ quan nhà nước tùy vào mức độ hành vi nghiêm trọng của vụ việc mà người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xử lý hình sự như thế nào?

Căn cứ theo Điều 342, Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi Điểm p, Khoản 1, Điều 2, Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, đối với tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xử lý hình sự như sau:

Khung 1: người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 2: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

- Có tổ chức;

-Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

- Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

-Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.