Giấc mơ Mỹ trong lòng Trung Quốc

Năm 1986, Janet Yang mang diễn viên Mỹ Gregory Peck đến Trung Quốc, đúng vào lúc nước này đang vươn dậy mạnh mẽ sau hàng thập kỷ bế quan tỏa cảng. Mục đích của chuyến đi để giúp giới làm phim Hollywood thử xem liệu thị trường này khi đó đã sẵn sàng cho thể loại điện ảnh giải trí, bên cạnh dòng phim tuyên truyền hay chưa.

Daniel Henney trong Tiếng gọi Thượng Hải
Daniel Henney trong Tiếng gọi Thượng Hải

Hơn một phần tư thế kỷ sau, Yang tiếp tục đóng vai trò là người “mai mối” giữa Trung Quốc và Hollywood. Bộ phim mới nhất do bà sản xuất thuộc thể loại tình cảm hài hước đa văn hóa nhan đề Tiếng gọi Thượng Hải (Shanghai Calling), do nhà biên kịch người Mỹ gốc Hoa Daniel Hsia chấp bút, cùng ngân sách 3 triệu USD, kết quả hợp tác giữa tám nhà đầu tư người Mỹ, vốn chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực điện ảnh và hãng Film Group – một công ty quốc doanh Trung Quốc.

Bộ phim là câu chuyện về một luật sư người Mỹ gốc Hoa đến từ New York do tài tử lai hai dòng máu Mỹ – Hàn Quốc Daniel Henney thủ vai cùng chuyến công tác ngoài dự kiến đến thành phố được mệnh danh là thủ phủ tài chính của Trung Quốc. Tại đây, anh phải lòng thành phố Thượng Hải và người hướng dẫn viên của mình: một chuyên gia đo đạc da trắng biết nói tiếng Quan Thoại, do nữ diễn viên Eliza Coupe đảm nhiệm.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu chỉ đạo diễn xuất cho Christian Bale, phim Kim lăng thập tam thoa - phim 100% vốn nhà nước đầu tiên của Trung Quốc có sự tham gia của một diễn viên tên tuổi phương Tây
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu chỉ đạo diễn xuất cho Christian Bale, phim Kim lăng thập tam thoa -  phim 100% vốn nhà nước đầu tiên của Trung Quốc có sự tham gia của một diễn viên tên tuổi phương Tây

Sự giao lưu văn hóa thông qua phim ảnh từ lâu đã là nền tảng cho sự nghiệp của Yang. Năm 1985, đạo diễn Mỹ Steven Spielberg đã nhờ đến người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở New York này làm chiếc cầu nối giữa ông và chính quyền Trung Quốc, trong quá trình sản xuất bộ phim Đế quốc Mặt trời (Empire of the Sun), là dự án sản xuất phim lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc tính đến thời điểm đó, nhờ vậy ông mới có thể “sống sót” qua bộ máy quan liêu khổng lồ trong giới chức quản lý nền điện ảnh lúc bấy giờ. Cũng chính Janet Yang đã giúp mang tác phẩm của những nhà làm phim bậc thầy Trung Quốc như Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu đến với thị trường Mỹ.

Chị cũng bỏ vốn sản xuất các phim Phúc Lạc hội (The Joy Luck Club, 1993) của đạo diễn Wayne Wang, hay Chất xám (Dark Matter) của đạo diễn Trần Sĩ Tranh – tác phẩm đoạt giải biên kịch và đạo diễn xuất sắc nhất tại liên hoan phim Sundance 2007, kể về cuộc thảm sát gây ra bởi một sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ, với sự tham gia của nữ diễn viên kỳ cựu Meryl Streep. Năm 2010, Yang sản xuất phiên bản Trung Quốc của bộ phim High School Musical (hãng Walt Disney), và “cú thử nghiệm” này đã… thất bại vì doanh thu không như mong đợi.

Gần đây nhất, chị là người tư vấn cho hãng DreamWorks Animation – công ty làm phim Gấu trúc Kungfu (Kungfu Panda) trong quá trình thành lập liên minh với hãng phim nhà nước Shanghai Media Group để xây dựng một studio tại Thượng Hải.

Đối với những nhà sản xuất phim độc lập nước ngoài đang muốn mang tác phẩm mình đến với lượng khán giả Trung Quốc ngày một tăng cao, Yang tin rằng thành lập các liên doanh sản xuất là câu trả lời hợp lý nhất. Chị tin rằng sự sẵn lòng hợp tác để làm việc bên trong ranh giới kiểm duyệt của nhà chức trách nước này là cái giá đáng trả cho cơ may phim (của những nhà làm phim nói trên) được tung ra rạp, cũng như cơ hội đến được với khán giả của một nền văn hóa đang ngày càng bị phân hóa. Những thử thách của các liên minh phim quốc tế xuất hiện từ những khác biệt nhỏ trong suốt quá trình làm việc trên phim trường cho đến hoạt động tài chính đằng sau cánh gà. Rất hiếm khi người ta thấy một liên minh Trung Quốc – phương Tây thành công. Những nỗ lực sánh đôi của hai thị trường khổng lồ này thường dẫn đến kết cục là chẳng bên nào thu được lợi nhuận.

Trong bài phỏng vấn do tờ Wall Street Journal thực hiện dưới đây, Yang nói về Tiếng gọi Thượng Hải, những gì người Mỹ hay hiểu sai về Trung Quốc và tại sao phiên bản Trung Quốc của High School Musical lại thất bại thảm hại.

- Lý do chị làm phim Tiếng gọi Thượng Hải?

- Ngay cả bên trong cộng đồng người Mỹ có học thức, khoảng cách giữa những gì họ nghĩ về Trung Quốc và thực tại thật sự là lớn đến mức đáng ngạc nhiên. Trong các bộ phim xưa cũ của Hollywood, Thượng Hải gợi nhớ đến một xứ sở xa lạ, hoang dã, nơi mọi thứ đều có thể biến thành hiện thực. Ngày nay, giới truyền thông (phương Tây) thường xuyên nói về những điều như Đài Loan hay Tây Tạng, song các chủ đề nóng bỏng với người đọc phương Tây này hầu như không mảy may ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Trung Quốc. Vậy người Trung Quốc phổ thông nghĩ gì và làm gì trong cuộc sống thường nhật? Họ không quan tâm đến nhân quyền hay đại loại như vậy. Tôi không nghĩ rằng một người chưa từng đến Trung Quốc có thể tìm cho mình một khái niệm chân thực về cuộc sống ở đó, nếu chỉ thông qua báo chí và truyền hình. Trung Quốc là một mảnh đất vui vẻ, nhộn nhịp, và ở đó có rất nhiều người trẻ. Chúng tôi từng nghĩ đến việc tạo dựng câu tagline (khẩu hiệu dùng trên áp phích phim) cho Tiếng gọi Thượng Hải là “Giấc mơ Mỹ biến thành sự thật trên ở Trung Quốc”.

- Trung Quốc dự định tung ra các phim quốc doanh vào dịp quốc khánh 1-10 tới – trùng với thời điểm ra rạp của Tiếng gọi Thượng Hải. Điều này có gây khó khăn cho bộ phim?

- Tiếng gọi Thượng Hải thực chất là một phim đặc chất Mỹ, trong cả phương diện phong cách, quan điểm và sự nhẹ nhàng. Hãng China Film Group cho rằng việc tung bộ phim ra rạp trùng với thời điểm xuất hiện của những dự án quốc doanh sẽ là một lợi thế đặc biệt, bởi sự khác biệt của Tiếng gọi Thượng Hải so với những đối thủ của nó.

- Cảm nghĩ của bà về sự ra mắt đáng thất vọng của High School Musical phiên bản Trung Quốc, vốn là dự án hợp tác giữa bà – đại diện hãng Disney với hãng Huayi Brothers của Thượng Hải?

- Đó là một sự thử nghiệm. Tất cả chúng tôi không thể biết chắc chắn liệu sự thất bại có thật sự đến từ thể loại của bộ phim (nhạc kịch) hay không, bởi vì Disney và Huayi đã không thể có được tiếng nói chung trong cách thức quảng bá và tiếp thị bộ phim. Đây là một bài học tốt về sự hợp tác quốc tế trong công nghiệp điện ảnh.

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.