Giá trị lý luận và thực tiễn của Cuốn sách "Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời Tòa soạn: Chiều 16.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại Lễ ra mắt, thay mặt Ban Chỉ đạo biên tập cuốn sách, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã có bài phát biểu giới thiệu về mục đích xuất bản và giá trị, ý nghĩa, nội dung cuốn sách. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Giá trị lý luận và thực tiễn của Cuốn sách
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lâm Hiển

Kính thưa Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội,

Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quốc hội qua các thời kỳ,

Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu, quý vị khách quý,

Sau gần 40 năm Đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nhận thức, lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng thống nhất, đầy đủ và sâu sắc hơn. Cùng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, Quốc hội ngày càng được đổi mới, kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  

Trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp, góp phần kiến tạo phát triển, phục vụ tốt hơn nữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trên cương vị là đại biểu Quốc hội 5 khóa liên tục, từ khóa XI đến khóa XV, Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII (tháng 6.2006 - 7.2011), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 10.2018 - 4.2021), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 2011 đến nay), Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết, trí tuệ, công sức trong lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Để thiết thực hướng tới Kỷ niệm 80 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), đồng thời hệ thống hóa các quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vấn đề đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, được sự đồng ý của Đồng chí Tổng Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và các cơ quan có liên quan xuất bản cuốn sách Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cuốn sách gồm 844 trang, tuyển chọn và tập hợp 95 bài viết, bài phát biểu thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời phản ánh sự quan tâm sâu sắc của Đồng chí trong đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhằm xây dựng Quốc hội ngày càng vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Những quan điểm chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư đã được đúc kết và thể hiện rõ nét, sinh động trong suốt quá trình Đồng chí tham gia lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhận được sự tin tưởng, đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, đồng bào ta ở trong nước, ngoài nước và bạn bè quốc tế.

Kính thưa các đồng chí,

Cuốn sách Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 15 bài viết, bài phát biểu của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước. 

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đồng chí Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh yêu cầu : “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản; thực hiện nhất quán nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân,… quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, chịu sự giám sát của Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải “thượng tôn Hiến pháp và pháp luật coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa”, xem “con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước”; “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”.

Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng với đó, Đồng chí Tổng Bí thư rất quan tâm chỉ đạo, định hướng về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền, nhất là đối với Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp… Đồng chí yêu cầu phải không ngừng đổi mới, kiện toàn hơn nữa về tổ chức, hoạt động; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phối hợp, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, liêm chính, chí công vô tư, phòng, chống hiệu quả tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…

Phần thứ hai: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội gồm 80 bài viết, bài phát biểu của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chặng đường đổi mới và phát triển của Quốc hội, đặc biệt là trong thời gian Đồng chí trực tiếp là Chủ tịch Quốc hội và trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, ban hành Hiến pháp năm 2013; về những bước phát triển mới của hoạt động ngoại giao nghị viện; việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội và bộ máy giúp việc của Quốc hội.

Là người dành nhiều tâm huyết, trăn trở cho hoạt động của Quốc hội, đặc biệt với kinh nghiệm thực tiễn qua hai nhiệm kỳ giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội, Đồng chí khẳng định: “Quốc hội nước ta luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Bằng các đúc kết cô đọng của mình trong các bài viết, bài phát biểu, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ những kết quả cụ thể đạt được trên từng lĩnh vực, đồng thời cũng thẳng thắn nhìn nhận về những hạn chế, tồn tại trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong thời gian qua.

Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, hiểu rõ những yêu cầu đặt ra đối với Quốc hội trong giai đoạn mới, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo quyết liệt, sát sao nhằm không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội như: đẩy mạnh hoạt động lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội, trong đó có việc tăng cường giám sát chuyên đề, chất vấn, giải trình và giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát; nâng cao chất lượng trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước theo hướng thực chất hơn, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; mở rộng quan hệ hợp tác với nghị viện các nước trong khu vực và trên thế giới… Cùng với đó, Đồng chí luôn quan tâm và thường xuyên yêu cầu phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bởi đây là nhân tố quyết định để Quốc hội hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách mà Nhân dân ủy thác; đồng thời phải “phát huy dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội”, coi đây là yêu cầu quan trọng “tạo thêm sức mạnh và sự năng động, sáng tạo từ hệ thống chính trị của nước ta”.  

Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: Lâm Hiển

Phần thứ ba: Sự tin tưởng, ủng hộ, đồng thuận và tình cảm của cán bộ, Nhân dân, bạn bè quốc tế đối với Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tuyển chọn 57 ý kiến tiêu biểu, thể hiện góc nhìn, suy nghĩ, tình cảm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, trí thức, đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước và bạn bè quốc tế đối với sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Những bài viết tại phần này thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu mến, sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng và sự tin tưởng, kỳ vọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có Quốc hội với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân Việt Nam.

Kính thưa các đồng chí,

Có thể nói, cuốn sách Quốc hội trong tiến trình đổi mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự kết tinh của một tư duy, tầm nhìn chiến lược và trách nhiệm, tâm huyết với tấm lòng vì nước, vì dân sâu sắc của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Mỗi bài viết, bài phát biểu đều khẳng định sự kiên định, vững vàng của Đồng chí với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này thể hiện rất rõ ở những giá trị và ý nghĩa quan trọng mà cuốn sách mang lại, cụ thể là:

Thứ nhất, cuốn sách đã đúc kết những thành tựu trong phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; bổ sung, phát triển lý luận về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Thứ hai, cuốn sách chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa định hướng hết sức quan trọng đối với việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, cuốn sách là tài liệu nghiên cứu có giá trị, có ý nghĩa thiết thực, giúp cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội cũng như công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều bài viết trong cuốn sách là những sản phẩm nghiên cứu khoa học bài bản, công phu, có tính khái quát, tính phản biện và chọn lọc cao, phản ánh quan điểm, tư tưởng và những định hướng có ý nghĩa chiến lược, toàn diện, tổng thể cả về lý luận và thực tiễn của Đồng chí Tổng Bí thư về những vấn đề quan trọng của đất nước.

Đối với mỗi đại biểu Quốc hội, cuốn sách là những bài học giúp từng đại biểu tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực, bám sát thực tiễn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà cử tri và Nhân dân đã tin tưởng giao phó, góp phần làm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.

Kính thưa các đồng chí,

Với những giá trị và ý nghĩa sâu sắc đó, cuốn sách Quốc hội trong tiến trình đổi mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ góp phần tích cực vào việc tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực của Quốc hội Việt Nam; góp phần củng cố nền tảng tư tưởng, chính trị - pháp lý, định hướng hành động cho công tác xây dựng Đảng, sự phát triển của đất nước nói chung, Quốc hội nói riêng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thay mặt các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan trực tiếp tham gia biên tập, xuất bản, xin trân trọng giới thiệu cuốn sách giàu tính lý luận và thực tiễn này tới đông đảo bạn đọc.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tác giả của cuốn sách.

Xin kính chúc các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quý vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thời sự Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.