Được nhận nhiều gói thầu “trúng sát giá”
Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực – VVMI (mã chứng khoán: APL) là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV – CTCP, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). APL được cổ phần hóa từ Xí nghiệp Kinh doanh vật tư và Chế tạo bình áp lực.
Hiện, vốn điều lệ của công ty là 12.000.000.000 đồng (Mười hai tỷ đồng), trong đó Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV – CTCP nắm giữ 51% cổ phần, số cổ phần còn lại do các các cổ đông thể nhân nắm giữ.
Theo tìm hiểu, những năm gần đây, APL thường xuyên tham gia hoạt động đấu thầu. Doanh nghiệp đã tham gia khoảng hơn 170 gói, trúng khoảng 150 gói.
Cụ thể, ngày 2.3.2023, ông Nguyễn Đình Thịnh – Giám đốc Công ty Than Hạ Long – TKV đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thi công xây dựng hệ thống đường ống cung cấp khí nén khu Khe Chàm II-IV - Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm II-IV.
APL đã trúng gói thầu với giá 19.889.528.049 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 19.984.207.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 94.678.951 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,47%).
Ngày 5.12.2022, ông Nguyễn Tất Dũng – Giám đốc Công ty Than Quang Hanh – TKV đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Cung cấp thiết bị phục vụ, phụ trợ: Thuộc dự án Đầu tư phục vụ sản xuất năm 2022.
APL (vai trò liên danh phụ) đã trúng gói thầu với giá 24.081.200.000 đồng, so với giá gói thầu đưa ra là 24.139.700.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 58.500.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,24%).
Ngày 25.11.2021, ông Lê Đình Dương – Giám đốc Công ty xây lắp mỏ - TKV đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Mua sắm thiết bị hỗ trợ người đi lại và căn đào rãnh nước trong hầm lò.
APL đã trúng gói thầu với giá 13.001.450.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 13.012.285.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 10.835.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,08%).
Ngày 13.9.2021, ông Nguyễn Công Chính – Giám đốc Công ty Than Quang Hanh – TKV đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Cung cấp thiết bị khai thác, đào lò và thông tin liên lạc, Dự án: Đầu tư phục vụ sản xuất năm 2021.
APL đã trúng gói thầu với giá 10.265.000.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu 10.286.815.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 21.815.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,2%).
Trong 2 ngày ngày 23, 24 tháng 8.2021, ông Nguyễn Công Chính – Giám đốc Công ty Than Quang Hanh – TKV đã ký 2 Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là APL (vai trò liên danh phụ).
Trong đó, Gói thầu: Cung cấp thiết bị phục vụ, phụ trợ, Dự án: Đầu tư phục vụ sản xuất năm 2021, APL với vai trò liên danh phụ đã trúng gói thầu với giá 27.986.200.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu 28.122.575.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 136.375.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,48%).
Gói thầu: Cung cấp thiết bị vận tải hầm lò, dự án Đầu tư phục vụ sản xuất năm 2021. APL với vai trò liên danh phụ đã trúng gói thầu với giá 39.558.500.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 39.638.887.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 80.387.000 đồng (tương đương tiết kiệm 0,2%).
Ngày 8.12.2020, ông Phạm Hồng Thái – Giám đốc Công ty Than Uông Bí - TKV đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thiết bị khai thác trong lò, Dự án: Đầu tư phục vụ sản xuất năm 2020 – Công ty than Uông Bí.
APL với vai trò liên danh phụ đã trúng gói thầu với giá 31.689.900.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 31.739.653.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 49.753.000 đồng (tương đương tiết kiệm 0,16%).
Ngày 2.7.2020, ông Nguyễn Huy Nam – Giám đốc Công ty Than Khe Chàm – TKV đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Cung cấp máng cào sử dụng trong hầm lò, Dự án: Đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2020.
APL đã trúng gói thầu với giá 5.545.000.000 đồng, so với giá gói thầu đưa ra là 5.545.980.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 980.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,02%).
Doanh thu lớn nhưng “lãi mỏng”
Theo dữ liệu tài chính năm 2022 do APL Công bố, doanh nghiệp có mức doanh thu thuần đạt 530 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng bám đuổi khá “sát nút” khiến lợi nhuận gộp của APL chỉ còn 37 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các loại chi phí, APL báo lãi ròng đạt hơn 2 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (ROS) chỉ đạt mức 0,37%.
Nhìn lại lịch sử kinh doanh của APL có thể thấy, từ năm 2015 đến 2022, lãi ròng của doanh nghiệp chỉ loanh quanh ở mức 2 tỷ đến 2,7 tỷ, cá biệt năm 2018 tụt xuống 1,8 tỷ. Đáng chú ý mặc dù doanh thu năm 2019 và 2022 có vọt lên hơn 500 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn không có đột biến.
Về tình hình tài chính, đến cuối năm 2022, tổng tài sản của APL đạt mức 174 tỷ đồng, tăng trưởng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm đến 98 %, đạt 171 tỷ đồng. Đáng chú ý, APL có các khoản phải thu ngắn hạn lên tới 157 tỷ đồng
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của APL đạt 157 tỷ đồng, tăng 13,7 % so với hồi đầu năm, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của APL đạt 16,6 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 9,8 lần cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy APL có dòng tiền kinh doanh âm hơn 10 tỷ đồng vào thời điểm kết thúc năm 2022, trong khi cùng kỳ năm 2021 đang dương hơn 2,6 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư của doanh nghiệp đang âm 576 triệu. Trong lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thể hiện, trong năm