Dự án đường Vành đai 3: Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển các kiến nghị của công dân có đất tiếp giáp mặt tiền đường lớn bị thu hồi phục vụ dự án đường Vành đai 3 (đoạn qua TP. Thủ Đức) đến Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết.

Dự án đường Vành đai 3: Chuyển các kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để giải quyết kiến nghị của dân -0
Khu nhà, đất của ông Bùi Thanh Tuấn nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh. Ảnh Quang Phương chụp ngày 3.3.

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có các Văn bản số 222/BDN và 223/BDN về việc chuyển đơn của công dân ở TP. Hồ Chí Minh đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để xem xét giải quyết.

Theo đó, Ban Dân nguyện nhận được đơn của ông Bùi Thanh Tuấn, ông Lê Minh Thắng (ngụ TP. Thủ Đức, đơn gửi đến Phó Chủ tịch Quốc hội) có nội dung phản ánh, kiến nghị xem xét lại việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần 2 đường Vành đai 3 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức).

“Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 ngày 17.3.2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Dân nguyện trân trọng chuyển đơn của công dân đến Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh để xem xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; trả lời công dân và báo cáo kết quả giải quyết đến Ban Dân nguyện để thực hiện nhiệm vụ giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, văn bản của Ban Dân nguyện nêu rõ.

Dự án đường Vành đai 3: Chuyển các kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để giải quyết kiến nghị của dân -0
Khu nhà, đất của ông Lê Minh Thắng có mặt tiền khu đất giáp đường Nguyễn Xiển, thuộc diện bị giải tỏa bởi Dự án đường Vành đai 3 Ảnh: Quang Phương.

Được biết, ông Tuấn, ông Thắng là những hộ dân có nhà, đất tiếp giáp với mặt tiền các tuyến đường lớn Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển bị thu hồi để thực hiện dự án trên.

Trong đơn thư trên, công dân phản ánh, kiến nghị nhiều vấn đề như giá đền bù đất nông nghiệp nằm sâu trong hẻm, không có đường từ 5,8-6 triệu đồng/m2, còn giá đền bù đất nông nghiệp ở vị trí mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển, Tam Đa… chỉ 7,6 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường giao dịch từ 50-70 triệu đồng/m2. 

Công dân cũng phản ánh cùng một tuyến đường Nguyễn Xiển nhưng giá đất nông nghiệp bên phía tỉnh Bình Dương là hơn 16,7 triệu đồng/m2 (cao gấp 3 lần) so với TP. Hồ Chí Minh.

Dự án đường Vành đai 3: Chuyển các kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để giải quyết kiến nghị của dân -0
Khu nhà, đất của ông Lương Ngọc Lâm thuộc diện bị thu hồi để triển khai Dự án đường Vành đai 3. Đến nay, ông vẫn không chấp thuận giá bồi thường, hỗ trợ. Ảnh: Quang Phương chụp ngày 3.3. 

Bên cạnh đó, công dân còn phản ánh việc áp dụng hệ số giá đất (hệ số K) trong đơn giá đền bù, hỗ trợ còn nhiều bất cập. Cụ thể, hệ số K của đất ở tại đô thị, đất trồng cây lâu năm nằm ngay mặt tiền đường lớn lại có hệ số K thấp hơn so với đất nằm trong hẻm, đất không tiếp giáp đường.

Theo Văn bản số số 314/CSBT-HĐBT ngày 26.4.2023 của UBND TP. Thủ Đức, hệ số K của đất trồng cây lâu năm tại vị trí 1 (tiếp giáp đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Tam Đa) hơn 17,04, thấp hơn các vị trí 2 (không đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Tam Đa) hệ số K 19,3; thấp hơn vị trí 3 (không đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Tam Đa) hệ số K 22.1528.

Ông Lương Ngọc Lâm (hộ dân có đất bị thu hồi) cho biết: "Chúng tôi không hiểu tại sao hệ số K đất mặt tiền đường lại thấp hơn trong hẽm, trong khi đất mặt tiền đường lớn có nhiều lợi thế và giá trị kinh tế hơn. Chính quyền cần giải thích cho dân hiểu và áp dụng theo luật nào?". 

Từ đó, công dân có đất tiếp giáp mặt tiền đường lớn bị thu hồi bởi dự án trên đã kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét lại đơn giá đền bù hỗ trợ sao cho sát thực tế thị trường, phù hợp với nguyện vọng của công dân, công bằng giữa các địa phương…

Ông Bùi Thanh Tuấn cho rằng, đây là vụ việc phức tạp, kéo dài và ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều hộ dân liên quan nhiều tỉnh. Trong đó, riêng TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương có 2 cơ chế bồi thường khác nhau cho cùng một trục đường, cùng một dự án. Tại Bình dương phần đất nông nghiệp có giá đền bù lại gấp 3 lần so với TP. Hồ Chí Minh; Bình Dương tính đất trồng cây lâu năm bằng 50% đất thổ cư còn TP. Hồ Chí Minh lại lấy bảng giá đất nông nghiệp nhân hệ số K.

Rõ ràng 2 cách tính khác nhau dẫn tới quyền lợi của các hộ dân mặt tiền đường tại TP. Hồ Chí Minh bị thiệt thòi quá lớn. Nên cần các ban ngành Trung ương vào cuộc để làm rõ xem TP. Hồ Chí Minh đúng hay Bình Dương đúng để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Giá đền bù thỏa đáng thì người dân sẵn sàng bàn giao mặt bằng. 

Liên quan đến vụ việc này, Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) cũng vừa có Phiếu chuyển số 941/BTCDTW-XLĐ gửi Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh về việc chuyển đơn công dân. Theo đó, Thanh tra Chính phủ chuyển đơn của công dân Phan Thanh Long đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để chỉ đạo ban ngành chức năng xem xét, giải quyết.

Ông Long kiến nghị chính quyền xem xét việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với gia đình ông do bị thu hồi đất để thực hiện dự án đường Vành đai 3 (nói trên). Ông Long phản ánh việc áp giá bồi thường quá thấp, giá đất nông nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh chỉ bằng 1/3 giá đất nông nghiệp được bồi thường tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

Ông Long cũng phản ánh vụ việc của gia đình ông đang trong quá trình khiếu nại, đối thoại chưa xong thì UBND TP. Thủ Đức lại ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và giao cho đơn vị thi công vào thi công trên đất của ông.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.