Đồng Nai: Đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành gần 3.500 tỷ đồng

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất xây dựng đường băng cất hạ cánh số 2 tại sân bay Long Thành với tổng kinh phí gần 3.500 tỷ đồng, sử dụng vốn của doanh nghiệp.

ACV đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành gần 3.500 tỷ đồng
Trong giai đoạn 1 xây dựng sân bay Long Thành, các nhà thầu đã huy động 4.000 kỹ sư, công nhân cùng khoảng 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị để phục vụ thi công. Ảnh: Văn Dũng

ACV đã có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).

Theo đó, hạng mục đường cất hạ cánh số 2 sẽ song song với đường cất hạ cánh số 1, có chiều dài 4.000m; hệ thống đường lăn song song, hệ thống các đường nối; đèn tín hiệu, biển báo; trang thiết bị quản lý bay và các công trình khác đồng bộ để bảo đảm khai thác. Hạng mục này có giá trị đầu tư khoảng 3.455 tỷ đồng do ACV làm chủ đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Theo ACV, các cảng hàng không cần bảo đảm có thêm đường cất hạ cánh để tránh toàn bộ sân bay bị ảnh hưởng, có thể phải đóng cửa trong trường hợp xảy ra sự cố máy bay, hoặc tiến hành bảo trì, bảo dưỡng đường cất hạ cánh, xử lý sự cố thiên tai.

ACV đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành gần 3.500 tỷ đồng
Công trình đường cất hạ cánh sân bay Long Thành có chiều dài 4.000m, rộng 45m, hai lề vật liệu rộng 15m. Ảnh: Văn Dũng

Vì vậy, ACV cho rằng việc xây dựng đường băng cất hạ cánh số 2 là rất cần thiết và cấp bách, nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, bảo đảm an toàn trong khai thác và phát huy hiệu quả các công trình đã đầu tư trong giai đoạn 1.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 110.000 tỷ đồng. Đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam với diện tích 5.364ha, công suất phục vụ lên đến 100 triệu hành khách/năm. Dự án được chia thành 3 giai đoạn xây dựng: giai đoạn 1 từ năm 2021-2025, giai đoạn 2 từ năm 2025-2030 và giai đoạn 3 năm 2035-2040. 

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…