Đổi thay ở Cẩm Khê, Phú Thọ

Quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã mang lại diện mạo mới cho Cẩm Khê, huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ; trong đó, không thể không nhắc đến nguồn vốn tín dụng chính sách, với vai trò là công cụ trụ cột trong giảm nghèo và là đòn bẩy giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống.

Cán bộ tận tâm

Những ngày giáp Tết cổ truyền, tại các điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cẩm Khê, cán bộ tín dụng đang khẩn trương giải ngân vốn tín dụng ưu đãi tới tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn để chủ động vào vụ sản xuất kinh doanh ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Giám đốc NHCSXH huyện Cẩm Khê Nguyễn Văn Xuân cho biết, những dịp thế này, cán bộ NHCSXH huyện Cẩm Khê luôn trong trạng thái hối hả, vượt hàng chục cây số, đến từng xã phục vụ người dân vay vốn, nộp lãi, trả nợ và kể cả làm công tác "hướng dẫn đầu tư" cho bà con, thậm chí không có ngày nghỉ. Tuy nhiên, dù vất vả nhưng khi thấy cuộc sống bà con ngày một ổn định, phát triển bằng chính nguồn vốn mà hàng ngày NHCSXH huyện đang thực hiện, ông và các cán bộ trong Phòng giao dịch quên hết mệt nhọc. Càng vui hơn khi dù chưa giàu có nhưng nhiều hộ trên địa bàn đã viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo trong thời gian qua.

Cán bộ NHCSXH Cẩm Khê đồng hành với các hộ vay. Ảnh: M. Uyên

Cán bộ NHCSXH Cẩm Khê đồng hành với các hộ vay. Ảnh: M. Uyên

Đúng như chia sẻ của ông Nguyễn Văn Xuân, với định hướng hoạt động "không vì mục đích lợi nhuận", nên ngay từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, đơn vị đã tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính từ nhiều kênh, nhiều đối tượng với nhiều hình thức; đồng thời tổ chức chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi về tận bản làng, đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Trải qua 22 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Cẩm Khê đến thời điểm này đạt 677,888 tỷ đồng, tăng 34,289 tỷ đồng so với cuối năm 2023, hoàn thành 101%. Kết quả này khẳng định cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở Cẩm Khê đã quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư về tín dụng chính sách; vừa chỉ đạo sâu sát việc giao các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước về một đầu mối quản lý, thống nhất; vừa tăng cường ủy thác nguồn vốn ngân sách qua NHCSXH, đạt 4,632 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, tương đương 125,8%.

Người dân nỗ lực

Sự gần dân, thấu hiểu dân và tận tâm phục vụ dân của NHCSXH đã góp phần tạo cho miền trung du Cẩm Khê mỗi khi xuân về thêm khang trang, tươi đẹp, kinh tế xã hội ngày càng khởi sắc, an sinh xã hội bảo đảm, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.

Năm 2015 xã Tạ Xá - xã công giáo toàn tòng, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, chiếm tới 48,9% và hộ cận nghèo là 14,1%. Để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Trong đó, ưu tiên, tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn đã đứng ra ủy thác với NHCSXH huyện gần 30 tỷ đồng cho hơn 600 hội viên vay vốn phát triển kinh tế.

Cùng với đó, các cán bộ khuyến khích, động viên các hộ mạnh dạn tập trung dồn đổi, tích tụ đất đai phát triển các mô hình phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng, rừng phù hợp. Đồng thời, xã chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các đơn vị tư vấn để người dân đi xuất khẩu lao động tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Chủ tịch UBND xã Tạ Xá Mai Tiến Đường cho biết, hàng năm, xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo để triển khai thực hiện. Đến nay, xã đã đạt 17/19 tiêu chí nông thôn mới; đời sống bà con dần ổn định, diện mạo của xã đổi thay từng ngày.

Anh Phí Ngọc Đẩu ở khu xóm Làng, xã Phong Thịnh là một ví dụ điển hình. Trước đây, cuộc sống của gia đình anh rất khó khăn, thế nhưng từ ngày được cán bộ NHCSXH huyện Cẩm Khê tuyên truyền, phổ biến về các chương trình cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước, anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm, đầu tư mở cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng.

"Năm nay, tôi đã dành dụm được khoản tiền kha khá, đủ để sửa sang lại căn nhà đón xuân, ăn Tết ấm cúng" - anh Đẩu khoe.

Hộ vay Nguyễn Anh Linh cũng được Hội Phụ nữ xã Yên Tập khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ; chị Linh đã tích cực tham gia các chương trình tập huấn kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do Hội tổ chức; trực tiếp đến học hỏi, tham khảo các mô hình kinh tế hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế gia đình. Nhờ đó, từ nguồn vốn vay của NHCSXH đầu tư vào hoạt động chăn nuôi, mỗi năm, gia đình chị xuất bán ra thị trường 5 - 6 tấn thịt lợn hơi và gần 2 tấn thịt gia cầm. Chỉ trong thời gian ngắn, thu nhập từ chăn nuôi đã giúp chị hoàn nợ ngân hàng, vươn lên thoát nghèo, kinh tế gia đình phát triển ổn định…

Gương sử dụng vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở xã công giáo Tạ Xá và các hộ gia đình anh Đẩu, chị Linh đã lan tỏa, làm đẹp thêm bức tranh đa sắc trong giảm nghèo trên miền trung du Cẩm Khê.

Bí thư Huyện ủy Cẩm Khê Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, nguồn vốn tín dụng chính sách những năm qua đã giúp địa phương thực hiện thành công chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 4,63% (giảm 1,4% so với năm 2023). Kết quả này có sự đóng góp của NHCSXH trong việc huy động nguồn vốn lớn, kịp thời chuyển tải đến đúng đối tượng.

"Giờ đây, hình ảnh những cán bộ tín dụng trong trang phục áo hồng đã trở nên thân thuộc với làng quê ở Cẩm Khê. Họ là những người được đào tạo bài bản, vừa có chuyên môn vừa nhiệt huyết, trở thành những người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình thoát nghèo của bà con cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương" - Bí thư Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Xã hội

Khâm phục nghị lực của chàng kỹ sư "không tay"
Đời sống

Khâm phục nghị lực của chàng kỹ sư "không tay"

Với tấm bằng kỹ sư, tương lai của Sỹ đang rộng mở. Thế nhưng vụ tai nạn nghiệt ngã đã cướp đi đôi tay của anh. Cú sốc lớn tưởng chừng sẽ hạ gục chàng trai trẻ, nhưng bằng nghị lực phi thường, anh đã trở thành tấm gương sáng vượt nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống.

Nguồn cung hàng nông sản dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết
Đời sống

Nguồn cung hàng nông sản dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới
Xã hội

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới

Tập trung trí tuệ, trách nhiệm cho công tác tham gia xây dựng - triển khai thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động luôn là nội dung trọng tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn. Điểm nhấn đặc biệt trong năm 2024 là việc Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng, mở ra cơ hội để tổ chức Công đoàn đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình
Xã hội

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình

Nhà nghiên cứu NGUYỄN XUÂN TUẤN Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta hãy bắt đầu từ những "tế bào" của trụ cột quốc gia về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều có vị trí quan trọng. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất tạo ra động lực phát triển thịnh vượng bền vững của một quốc gia vượt lên các yếu tố về thể chế, địa lý, văn hóa. Tập hợp nguồn tri thức là tập hợp những "tế bào" mạnh khỏe của mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta cùng nhau tập hợp tri thức, kiến thức của các tầng lớp Nhân dân tạo ra các nền tảng cơ bản tạo đà cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Prudential lan tỏa Tết Nhân Ái, tổng kết một năm lan tỏa các tác động tích cực vì cộng đồng
Xã hội

Prudential lan tỏa Tết Nhân Ái, tổng kết một năm lan tỏa các tác động tích cực vì cộng đồng

Trong không khí chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025, hưởng ứng chương trình “Tết nhân ái”- Xuân Ất Tỵ 2025”, thông qua Hội Chữ thập đỏ Trung Ương và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tĩnh, công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) trao tặng 200 phần quà Tết bao gồm gạo và nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vui Xuân - đón Tết. Chương trình cũng sẽ tiếp tục “lan tỏa yêu thương” tới các hộ dân tại 4 tỉnh gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái và An Giang với tổng giá trị chương trình 700 triệu đồng, tương đương với hơn 900 phần quà Tết.

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án
Đời sống

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An sẽ tích cực triển khai các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Chi tiết 6 hướng di chuyển trong dịp Tết tại Hà Nội
Giao thông

Chi tiết 6 hướng di chuyển trong dịp Tết tại Hà Nội

Liên ngành Công an thành phố - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông cho xe ra vào nội đô theo 6 hướng ra vào Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.