Agribank triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW

Bài 2: "Sắc màu Agribank” trong bức tranh tam nông

Một bức tranh nông thôn hiện đại, trù phú với nhiều mảng màu tươi sáng đang dần hiện hữu. Nơi đó, có những nông dân chuyên nghiệp, hạnh phúc với đồng quê, yêu mến và tôn trọng thiên nhiên; biết làm giàu cho mình và cho cộng đồng. Nơi đó, luôn có sự đồng hành của Agribank - người bạn tri kỷ của bà con nông dân và doanh nghiệp.

Dồn tâm sức và trí tuệ

Năm 2023 là năm đầy khó khăn với nền kinh tế; tất cả các ngành, các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nặng nề hậu đại dịch Covid-19 cùng những bất ổn xung đột toàn cầu. Trước tình hình đó, bên cạnh việc nghiêm túc, khẩn trương triển khai các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã tiết giảm chi tiêu, cân đối nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt khó. Ngày 23.8.2023, Agribank tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, với mức giảm từ 0,3% - 0,5% các kỳ hạn. Như vậy, tính từ đầu năm, lãi suất huy động của Agribank đã giảm từ 1,9% - 4,5% các kỳ hạn, để có cơ sở điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế.

Ảnh: Nông thôn mới xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội ngày nay. Ảnh Tự Minh
Nông thôn mới xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội ngày nay. Ảnh: Tự Minh

Riêng đối với lãi suất cho vay, từ đầu năm 2023 đến nay, Agribank đã 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, đối với nhu cầu vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn chỉ từ 8%/năm. Đây là mức lãi suất cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay của Agribank đã giảm mạnh với mức giảm từ 2% - 4%/năm so với đầu năm. Với mức lãi suất cho vay hiện nay, Agribank mong muốn được chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, kịp thời bổ sung nguồn vốn tái cơ cấu hoạt động, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Ước tính, Agribank tiết giảm hơn 1.000 tỷ đồng giảm lãi suất cho vay, với 2,2 triệu khách hàng được hỗ trợ.

Song song với việc giảm lãi suất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhiều chính sách khác cũng được Agirbank đồng thời triển khai như: các chương trình tín dụng lãi suất thấp; chương trình tín dụng ưu đãi tài trợ khách hàng xuất, nhập khẩu; chương trình tín dụng 3.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối thiểu 1% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của Agribank trong từng thời kỳ; chương trình tín dụng 10.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Triển khai hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo Nghị định 31; dành quy mô 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP. Giảm tới 3% lãi suất cho khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh bất động sản gặp khó khăn còn dư nợ trong thời gian 31.1.2023 đến 31.12.2024. Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02...

Việc hỗ trợ kịp thời của Agribank đã góp phần quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mau chóng phục hồi sản xuất sau đại dịch; đóng góp vào kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 của ngành nông nghiệp với tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,1%; giá trị tăng thêm tăng 3,07%, đóng góp 9,28% vào tổng mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

Nông thôn hiện đại đã hiện hữu

Bám sát chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của NHNN, nguồn vốn của Agribank đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước, tạo đột phá cho các vùng quê và đưa nền nông nghiệp nước nhà lên một nấc thang mới, hiện đại hơn, sung túc hơn.

Tính đến 30.6, cả nước có 6.022 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 19 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 5 tỉnh, thành phố hoàn thành chương trình nông thôn mới).

Hơn chục năm trước, khi Hà Nội quyết định chọn xã Song Phượng, huyện Đan Phượng làm xã điểm để xây dựng xây dựng nông thôn mới đã dấy lên những nghi ngờ về mức độ thành công. Người dân Song Phượng thời đó vẫn chỉ trông vào lúa mùa vụ, nông nhàn không có việc làm. Giao thông liên thôn, liên xã còn ngổn ngang, cộng thêm tâm lý mới sáp nhập về Hà Nội khiến người dân hoang mang.

Giờ đây về Song Phượng, những con đường mới rộng thênh thang chạy từ trung tâm huyện về các xã, qua các cụm công nghiệp làng nghề… cho thấy hình ảnh một vùng ven đô hiện đại. Hiện, cả xã còn khoảng 100ha đất nông nghiệp đều đã chuyển sang trồng rau, hoa và cây ăn quả; không còn diện tích cấy lúa. Giá trị sản xuất mỗi héc ta canh tác của xã đạt trên 400 triệu đồng. Bên cạnh nghề nông, với lợi thế ven đô, người dân còn phát triển kinh doanh, dịch vụ; nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đã hình thành. Trong xã không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt trên 80 triệu đồng/1 người/1 năm. Đời sống được nâng lên, các hoạt động tinh thần được chú trọng.

Về Đồng Nai - điểm sáng xây dựng nông thôn mới của cả nước mới thấy luồng gió mới từ các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã tạo cơ chế cho tỉnh công nghiệp làm nông nghiệp thành công thế nào. Trong khi nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn xã, huyện, tỉnh nông thôn mới thì năm 2019, Đồng Nai đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, tỉnh tiếp tục dẫn đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện nay, toàn tỉnh có 21/120 (17,5%) xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 96/120 (80%) xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 22 khu dân cư kiểu mẫu. Với cấp huyện, Đồng Nai có nhiều huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, như Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Vĩnh Cửu... Đáng chú ý, nhiều địa phương vùng sâu vùng xa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cũng đang là “lá cờ đầu” trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Sau hơn 10 năm thực hiện, nông thôn mới đã làm "thay da đổi thịt" mọi mặt của khu vực nông thôn một cách toàn diện, trọn vẹn. Bức tranh nông thôn đã có sự thay đổi tích cực, chương trình xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào cuộc sống, nhờ vào "ý Đảng lòng dân". Trong đó, không thể không nhắc đến sự nỗ lực của Agribank hơn chục năm qua, khi tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn luôn đạt xấp xỉ 70% tổng dư nợ, chiếm 50% trong tổng mức cấp tín dụng nông nghiệp nông thôn của toàn ngành ngân hàng.

Xã hội

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách
Xã hội

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách

Hưởng ứng tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách an sinh xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025. Kế hoạch được xây dựng với nhiều điểm nhấn đổi mới, toàn diện và thiết thực, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đồng thời lan tỏa sâu rộng các chính sách an sinh xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân.

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5
Xã hội

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và ngày Quốc tế Lao động 1.5; đồng thời, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm chính sách an sinh xã hội cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã khẩn trương triển khai kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5.2025 sớm hơn thường lệ.

Hà Nội rực rỡ chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Đời sống

Hà Nội rực rỡ chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Hòa trong không khí hân hoan của cả nước, những ngày này, Thủ đô Hà Nội, “trái tim” của cả nước khoác lên mình màu áo rực rỡ, hào hùng với sắc đỏ của cờ Tổ quốc, những biểu ngữ, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chị bộ Ban Công tác HĐND và PVTT dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng
Xã hội

Chi bộ Ban Công tác Hội đồng Nhân dân và Phóng viên thường trú tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại huyện Mê Linh

Ngày 26.4, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú (HĐND và PVTT), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý I, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.

Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Y Luyên Dinh yên tâm phát triển kinh tế
Xã hội

Ngân hàng CSXH Krông Bông "điểm tựa" giúp nông dân giảm nghèo bền vững

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, Krông Bông có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi cao hơn mặt bằng chung. Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Krông Bông đã phát huy vai trò là “điểm tựa” quan trọng, kịp thời đưa dòng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, góp phần hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội thông báo mã QR Fanpage "Bảo hiểm thất nghiệp online" hỗ trợ người lao động nộp hồ sơ trên cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ảnh: Thái Yến
Đời sống

Ứng dụng công nghệ thông tin để ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Trong đó có việc phát hiện và ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và sự bền vững của quỹ.

Các lãnh đạo thực hiện nghi thức phát động. Ảnh: Hải Nguyễn
Xã hội

Tôn vinh người lao động, phát huy vai trò tiên phong trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, sự kiện là dịp quan trọng để tôn vinh những cống hiến không ngừng nghỉ của người lao động; khẳng định cam kết của Đảng, Nhà nước trong chăm lo đời sống, nâng cao kỹ năng, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của công nhân, góp phần xây dựng lực lượng lao động hiện đại, tiên phong trong thời đại số và phát triển bền vững.
 

Lộ trình diễu binh, diễu hành chi tiết vào sáng 30.4
Xã hội

Lộ trình diễu binh, diễu hành chi tiết vào sáng 30.4

Các lực lượng diễu binh, diễu hành sẽ xuất phát vào lúc 6h30 tại giao lộ Lê Duẩn - Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), di chuyển qua lễ đài chính trước Hội trường Thống Nhất sau đó chia làm 4 hướng và di chuyển về điểm tập kết.