Đọc sách: “Công tử” xưa - hình bóng của “thiếu gia” nay

Câu chuyện về “công tử Bạc Liêu” đã thành truyền thuyết dân gian; phổ biến nhất là những giai thoại như công tử đã tiêu xài hoang phí theo kiểu không thèm nghĩ: từng đốt những tờ giấy bạc để tìm guốc cho người tình dưới gầm giường…

Thời Pháp “khai hóa văn minh” ở xứ Nam kỳ, họ khuyến khích dân nhà giàu đưa con em sang Pháp học. Những sinh viên này về sau chia làm hai loại: một loại trở thành trí thức danh tiếng như kỹ sư Lưu Văn Lang, trong lễ tốt nghiệp trở về vinh quy bái tổ ở Sa Đéc đã được toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đến dự. Một loại khác trở thành những công tử ăn chơi trác táng và hưởng thụ tài sản thừa kế như “công tử Bạc Liêu”.

Đầu thế kỷ XX, ông Hội đồng Trạch là người giàu bậc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long với 100.000 hécta ruộng lúa và 50.000 hécta ruộng muối. Ông gửi con trai thứ hai là Trần Trinh Huy (cậu Ba Quy) sang Pháp, hy vọng con học đòi được chút văn minh phương Tây.

Trần Trinh Huy sang Pháp học ba năm, không lấy được bằng cấp gì, chủ yếu ăn chơi. Rồi mang về xứ miệt vườn những hiểu biết đơn giản về văn minh phương Tây. Anh ta thường xuyên chơi ngông, như mua máy bay chở cha đi thăm mấy trăm nghìn mẫu ruộng thẳng cánh cò bay. Công tử cũng sớm mua xe hơi đắt tiền vi vu hai chiều, liên tục giữa Sài Gòn và Bạc Liêu qua hai chặng phà. Là người ham sắc dục, công tử đứng ra tổ chức một cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở xứ ruộng vườn rồi cưới luôn hoa khôi và á hậu. Để khuếch trương sản phẩm miền quê mình, anh ta tổ chức hội chợ đấu xảo nông nghiệp khá rùm beng. Công tử cũng từng khuyên cha mình làm phúc cho người nghèo, đốt văn tự nợ của tá điền vào những dịp lễ lạt… Thời kỳ bắt đầu kháng chiến, có lúc công tử thuê hai trung đội Pháp vào bảo vệ đồng ruộng cho mình, nhưng sau đã hối cải, tình nguyện giảm tô cho đồng bào 50%, trong khi chính quyền cách mạng chỉ đòi hỏi 25%... Cuối đời, ông sống ở Sài Gòn, giữ đúng cam kết không hợp tác với Pháp, sau đó là chính quyền thân Mỹ.

Công tử Bạc Liêu là hình ảnh sớm của những “thiếu gia” con nhà giàu thời nay, trong nước học hành không được thì “du học tự túc” ra nước ngoài. Rốt cuộc phần lớn những vị này chỉ ăn chơi tàn phá, mang những kiến thức văn minh ít ỏi và phiến diện về khoác lác ở trong nước.

Số liệu thống kê được là cả đời công tử Bạc Liêu đã tiêu xài hết khoảng năm tấn vàng. Đã nghe loáng thoáng từ lâu đôi ba “giai thoại” về anh chàng nhà giàu miền Tây Nam bộ, nhưng phải đến tháng 4.2023 tôi mới có dịp đến thăm nhà lưu niệm công tử Bạc Liêu. Một căn nhà kiến trúc kiểu Pháp đầu thế kỷ XX, trong một khuôn viên đẹp, có nhà hàng và quầy lưu niệm. Ở đây, được nghe thêm phần hậu về gia đình công tử; con cháu ông về sau có người sang Pháp sinh sống và có người làm ăn nhiều nơi trong nước. Ông có bốn người vợ chính thức và một cô vợ không chính thức người Pháp. Đặc biệt có một người con trai làm ăn ở Sài Gòn không thành công, có thời phải chạy xe ôm. Biết chuyện, tỉnh đưa ông về làm bảo vệ cho nhà lưu niệm này như một nhân chứng sống và cấp cho một căn nhà trong thành phố.

Ở quầy lưu niệm, tôi mua quyển truyện của Nguyên Hùng, rồi đọc về công tử Bạc Liêu ngay giữa chuyến đi miền Tây Nam bộ, những sự kiện xưa cũ càng trở nên sống động.

Tác phẩm có giọng văn hoạt, đậm ngôn ngữ Nam bộ, tiết tấu nhanh, hấp dẫn. Người viết sưu tầm tư liệu rất công phu, từ thực địa Nam bộ, kết hợp với kiến thức lịch sử về chế độ cai trị của thực dân và hoạt động chống Pháp do Việt Minh lãnh đạo đầu thế kỷ XX. Trong khi tái hiện hiện thực một cách sống động, tác giả đồng thời lý giải một số đồn đại về nhân vật, chẳng hạn trong rạp hát đốt tiền để tìm đồng bạc đánh rơi cho người đẹp hoặc đốt tiền để nấu nồi chè đậu xanh…

Hồ Anh Thái

------

* Công tử Bạc Liêu, truyện tư liệu của Nguyên Hùng, NXB Công an nhân dân tái bản 2022.

Văn hóa - Thể thao

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.