Độc đáo Ngày Nhà giáo ở các quốc gia trên thế giới

Dạy học là một nghề cao quý, thầy cô được ví như những người lái đò tận tụy đưa chúng ta cập bến bờ tri thức. Hàng năm, nhiều quốc gia trên khắp thế giới kỷ niệm Ngày Hiến chương Nhà giáo để bày tỏ sự trân quý, tôn vinh đối với ngành nghề này.

Theo UNESCO, ngày quốc tế vinh danh các giáo viên trên toàn thế giới được lựa chọn vào ngày 5.10 hàng năm kể từ 1994. Ngày Quốc tế Giáo viên được tổ chức chung cho toàn thế giới. Có rất nhiều quốc gia công nhận ngày 5.10 là Ngày Nhà giáo, chẳng hạn như Bulgaria, Hà Lan, Philippines, Qatar…

Tuy vậy, ở nhiều nơi Ngày Nhà giáo được tổ chức vào các ngày khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa và nền lịch sử của từng quốc gia đó. Dù ở đâu đi chăng nữa, Ngày Nhà giáo luôn là dịp để cả xã hội hướng về tri ân những con người làm nghề “trồng người” cao quý. 

Nhân dịp Ngày Nhà giáo, các hoạt động văn hoá cũng được tổ chức nhiều hơn để cùng chào đón, chung vui trong ngày lễ đặc biệt này. Các cuộc thi như ca hát, khiêu vũ và biểu diễn kịch là các hoạt động phổ biến nhất. Các em học sinh sẽ tặng hoa, thiệp chúc mừng và những món quà để bày tỏ tình cảm, sự biết ơn đối với thầy cô giáo mà mình yêu mến.

Ngày 20.11.1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước
Ngày 20.11.1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước

Việt Nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) 20.11 là một dịp lễ tri ân toàn bộ những thầy cô giáo, nhân công lao động, đã đóng góp cho ngành giáo dục.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28.9.1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có quy định lấy ngày 20.11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20.11.1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Ngày lễ này cũng là để kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” lâu đời của một đất nước hiếu học như Việt Nam.

Các thế hệ học trò sẽ bày tỏ lòng biết ơn bằng những lời chúc, bông hoa, món quà nhằm tri ân tới những thầy cô giáo đã dành công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng một tương lai đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Trung Quốc

Ngày Nhà giáo ở Trung Quốc bắt nguồn tại Đại học Quốc gia Trung ương vào năm 1931. Sau đó, được chính quyền trung ương của Trung Hoa Dân Quốc thông qua vào năm 1932. 

Ngày Nhà giáo được Trung Quốc thống nhất lựa chọn lại vào năm 1985 và đổi thành ngày 10.9 cho đến thời điểm hiện tại. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc muốn chuyển ngày lễ này sang ngày 28 tháng 9 là ngày sinh của Khổng Tử.

Trung Quốc là một quốc gia phương Đông có nhiều nét văn hóa đặc sắc, vốn trọng truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhiều thế hệ học sinh cũng như các bậc phụ huynh luôn nhớ đến công ơn của các vị hiền triết có công gây dựng và đặt nền móng cho ngành giáo dục của họ như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử…

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, Ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 5 tháng 9 để vinh danh Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishnan, vị Tổng thống thứ hai của Ấn Độ. Đồng thời, ngày 5 tháng 9 cũng là ngày sinh của ông. 

Vào ngày này, học sinh cuối cấp sẽ nhận trách nhiệm chăm nom cho các em học sinh khóa dưới, để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo của mình.

Nga

Từ năm 1965 đến năm 1994, Ngày Nhà giáo ở Nga được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 10.

Kể từ năm 1994, ngày Nhà giáo được quyết định thiết lập tổ chức lại vào ngày 5 tháng 10, trùng với Ngày Quốc tế Giáo viên, được UNESCO ghi nhận vào năm 1994. Người dân nước Nga kỷ niệm ngày lễ này với nhiều hoạt động thú vị. Những bó hoa tươi thắm và các món quà lưu niệm đầy ý nghĩa sẽ được trao tặng cho hơn 1,5 triệu nhà giáo Nga nhân dịp lễ này.

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ lần đầu tiên thống nhất tổ chức ngày lễ tôn vinh dành cho những cá nhân lao động, đóng góp trong ngành giáo dục vào ngày 7.3.1980. Đến năm 1994, tổ chức Giáo dục Liên bang (National Education Association – NEA) quyết định chọn ngày thứ ba trong tuần đầu tiên của tháng 5 để kỷ niệm dịp lễ Nhà giáo quốc gia.

Vào ngày này, không khí nhộn nhịp và vui vẻ tràn ngập khắp các trường học tại Mỹ. Một số hoạt động sẽ được tổ chức trong khuôn viên trường nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới các giáo viên. Dịp kỷ niệm này có thể kéo dài trong suốt cả tuần lễ đầu tiên của tháng 5.

Thái Lan

Ở Thái Lan, Ngày Nhà giáo được tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng 1. Ngày này được lựa chọn là Ngày Nhà giáo ở quốc gia này theo nghị quyết của chính phủ vào ngày 21.11.1956. Ngày lễ đầy ý nghĩa này lần đầu tiên được xứ sở chùa Vàng tổ chức vào năm 1957 và sự kiện được hưởng ứng ở khắp các trường học trên cả nước.

Iran

Tại Iran, Ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 2 tháng 5 hàng năm. Ngày này nhằm tưởng nhớ tới Giáo sư người Iran Ayatollah Morteza Motahhari. Ông là một nhà văn lừng danh, một nhà giáo đi trước thời đại. Dịp lễ này được tổ chức trùng với ngày mất của ông. Vào Ngày Nhà giáo, học trò ở Iran sẽ tặng hoa cho thầy cô, để tôn vinh những người làm nghề giáo dục đầy trân quý.

Thổ Nhĩ Kỳ

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng coi nghề dạy học là một nghề cao cả và đặc biệt được quý trọng trong xã hội. Tuy vậy, học sinh và giáo viên sẽ không được nghỉ để ăn mừng ngày lễ này. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 24 tháng 11.

Malaysia

Ngày 16 tháng 5 hàng năm là ngày dành riêng cho các giáo viên ở Malaysia. Ngày Nhà giáo ở Malaysia hay còn được gọi là “Hari Guru” được tổ chức với sự nhiệt huyết, mong chờ trên khắp cả nước.

Ngày nhà giáo của Malaysia bắt nguồn từ năm 1956, Ủy ban Lập pháp Liên bang Malaysia đã tiếp nhận những văn bản đệ trình của Ủy ban Giáo dục nước này mang tên Báo cáo Razak. Sau khi xem xét, Malaysia đã thông qua việc lựa chọn ngày 16.5 hàng năm để tổ chức lễ vinh danh các nhà giáo nước này.

Nguồn tổng hợp (https://www.indiatoday.in)

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.