Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị Nghị viện toàn cầu về chống nạn đói và suy dinh dưỡng tại Chile

Ngày 15 - 16.6, Đoàn ĐBQH Việt Nam do Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Chile Leo Thị Lịch làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nghị viện toàn cầu về Chống nạn đói và Suy dinh dưỡng do Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) phối hợp với Quốc hội Chile tổ chức tại Valparaiso, Chile.

Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị Nghị viện toàn cầu về chống nạn đói và suy dinh dưỡng tại Chile -2
Đoàn ĐBQH Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nghị viện toàn cầu về Chống nạn đói và Suy dinh dưỡng tại Chile

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của 150 nghị sĩ trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm thực thi pháp luật về các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực và dinh dưỡng, đánh giá nhu cầu và ưu tiên trong giải quyết thách thức có liên quan và các cơ hội hợp tác. Hội nghị đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ về một thỏa thuận giữa các nghị viện trên toàn thế giới nhằm hướng tới an ninh lương thực cho tất cả mọi người.

Hội nghị lần này là sự tiếp nối và phát huy kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất được tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha năm 2018 với nội dung tập trung vào quyền của nghị sĩ trong việc sử dụng cơ chế lập pháp, giám sát nhằm thúc đẩy an ninh lương thực và cải thiện vấn đề dinh dưỡng; sự cần thiết phải có chính sách pháp luật bảo vệ quyền được tiếp cận lương thực thoả đáng của tất cả mọi người và giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới.

Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị Nghị viện toàn cầu về chống nạn đói và suy dinh dưỡng tại Chile -0
Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch - Trưởng đoàn ĐBQH Việt Nam, với Giám đốc Quan hệ đối tác, Vận động chính sách và Phát triển năng lực của FAO Marcela Villarreal Pouw

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà Chile Gabriel Boric nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác nghị viện và bày tỏ cam kết mạnh mẽ của quốc gia trong việc chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng: “Không có nỗ lực nào là thứ yếu trong cuộc chiến chống lại nạn đói và theo đuổi an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, như được nêu trong Mục tiêu Phát triển Bền vững thứ hai của Chương trình nghị sự 2030”.

Đại diện khu vực của FAO tại châu Mỹ Latinh và Caribe Mario Lubetkin tái khẳng định những cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất năm 2018, nhấn mạnh Hội nghị lần này sẽ đánh giá các hình thức hợp tác mới và đưa ra giải pháp nhằm giải quyết những thách thức mới; đồng thời nêu rõ với tư cách là đại diện của hàng triệu công dân, các nghị sĩ có trách nhiệm to lớn trong việc đề xuất, xây dựng và củng cố chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy quyền có lương thực cho tất cả mọi người, cũng như các hệ thống sản xuất bền vững và toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh tình hình nhiều xung đột, các mối đe dọa về khí hậu, đại dịch và suy thoái kinh tế trong những năm gần đây.

Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị Nghị viện toàn cầu về chống nạn đói và suy dinh dưỡng tại Chile -1
Đoàn Việt Nam tặng quà lưu niệm Chủ tịch Thượng viện Chile Juan Antonio Coloma

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thực hành tốt trong cuộc chiến chống lại nạn đối và suy dinh dưỡng, xác định các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nghị viện về an ninh lương thực. Cụ thể gồm: Bảo vệ quyền có đầy đủ lương thực cho tất cả mọi người; tăng cường dinh dưỡng tốt hơn; bảo vệ các thành phần xã hội dễ bị tổn thương; giải quyết bình đẳng giới và khoảng cách giới trong an ninh lương thực và dinh dưỡng; làm cho hệ thống thực phẩm bền vững hơn với môi trường; thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm vào nông nghiệp; hỗ trợ hộ sản xuất nhỏ và hộ nông dân; xây dựng khả năng phục hồi trước khủng hoảng; tăng cường phối hợp và liên kết; và thúc đẩy vai trò mạnh mẽ hơn trong việc phê duyệt ngân sách và giám sát của Chính phủ.

Phát biểu tại Hội nghị, Đoàn ĐBQH Việt Nam khẳng định, Việt Nam là thành viên chủ động và tích cực của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đẩy mạnh việc sản xuất lương thực để tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu, sẵn sàng tham gia vào hợp tác Nam - Nam và ba bên trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Việt Nam đề nghị cộng đồng quốc tế đoàn kết, kiên trì hợp tác đa phương, bảo đảm lấy người dân là trung tâm, động lực, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển, trong đó thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác nông nghiệp xanh, kêu gọi các nước phát triển có chương trình hành động cụ thể, tăng cường nguồn lực để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển.

Bên lề Hội nghị, Đoàn Việt Nam có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Thượng viện Chile Juan Antonio Coloma; Giám đốc Quan hệ đối tác, Vận động chính sách và Phát triển năng lực của FAO Marcela Villarreal Pouw và nhiều đoàn đại biểu nghị viện các nước tham dự.

Dịp này, Đoàn cũng đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Chile.

Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10.11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 10.11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hoà Chile, tối 9.11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.