Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về tổ chức, quản lý, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức giám sát tại Sở Y tế, Sở Nội vụ và UBND huyện Tiên Yên về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, giai đoạn 2018 - 2023.  

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà - Phó trưởng Đoàn giám sát chủ trì các buổi làm việc.

Tại Sở Y tế, thời gian qua, đơn vị đã tích cực tham mưu cho tỉnh xây dựng, ban hành và thực hiện đúng, kịp thời các chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; hệ thống các văn bản pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập dần từng bước được hoàn thiện, tăng cường phân cấp, phân định rõ hơn thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và của mỗi cấp chính quyền; ban hành các tiêu chí, điều kiện thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập làm cơ sở cho việc sắp xếp hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập cả về tổ chức bộ máy và nhân lực. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Hiện, Sở Y tế có 29 đơn vị sự nghiệp công lập với gần 500 khoa, phòng; 2.935 người làm việc hưởng lương ngân sách Nhà nước, giảm 12 đơn vị so với năm 2015, bảo đảm đúng tỷ lệ, số lượng và lộ trình Trung ương giao. Giai đoạn 2023 - 2025, Sở dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ổn định đơn vị sự nghiệp công lập và số lượng người làm việc hưởng lương ngân sách Nhà nước trong các đơn vị.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đề nghị Sở Y tế làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến: Công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập; những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ; tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; chất lượng, hiệu quả hoạt động sau khi thực hiện tự chủ tại các đơn vị, chất lượng dịch vụ công; mô hình trung tâm y tế đa chức năng cấp huyện; việc giao đất, tài sản công, bố trí bàn giao các trụ sở tài sản công sau khi sắp xếp; các định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng giá cho các đơn vị y tế tuyến huyện; lộ trình nâng mức tự chủ đối với các đơn vị thuộc nhóm 3 (tự chủ một phần)…

+ Trước đó, làm việc với Sở Nội vụ, Đoàn giám sát ghi nhận, Sở đã tích cực tham mưu cho tỉnh xây dựng, ban hành và thực hiện đúng, kịp thời các chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tăng hiệu quả hoạt động và phối hợp công tác của các đơn vị; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên; chất lượng giải quyết công việc, phục vụ nhân dân của các cơ quan, đơn vị được cải thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Quảng Ninh được Trung ương đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về sắp xếp tổ chức bộ máy. Đến nay, toàn tỉnh có 762 đơn vị sự nghiệp công lập với 23.970 người làm việc hưởng lương, giảm 103 đơn vị và 2.800 người so với năm 2015, bảo đảm đúng tỷ lệ, số lượng và lộ trình Trung ương giao.

Căn cứ chỉ đạo của Trung ương về tinh giản tổ chức, bộ máy, biên chế, giai đoạn 2023 - 2026, toàn tỉnh dự kiến sẽ giảm thêm 80 đơn vị sự nghiệp công lập và 10% số lượng người làm việc hưởng lương ngân sách Nhà nước trong các đơn vị.

Cùng với ghi nhận những kết quả đạt được, Đoàn giám sát đề nghị, Sở Nội vụ làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến: Công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; cung ứng dịch vụ, xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị; chính sách thu hút nhân tài; khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật…

Tại huyện Tiên Yên: Theo báo cáo của UBND huyện, toàn huyện có 50 cơ quan, đơn vị trực thuộc, bao gồm: 13 cơ quan chuyên môn, 5 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện; 29 đơn vị trường học; 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng chuyên môn (Văn phòng Đăng ký sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện); 1 tổ chức xã hội (Hội Chữ thập đỏ được giao biên chế); 1 mô hình thí điểm (Trung tâm Hành chính công).

Tổng số biên chế cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động được giao, phê duyệt năm 2024 là 1.165; trong đó công chức 67, số lượng người làm việc 1.089, trong đó sự nghiệp Giáo dục đào tạo 1.018; sự nghiệp Văn hoá thông tin 14; sự nghiệp khác 20; số lượng người làm việc được phê duyệt 37; hợp đồng lao động 9; hợp đồng 111 là 4; hợp đồng lao động làm việc tại Trung tâm HCC là 5.

Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập tính đến ngày 15.11.2023 là 35, giảm 3 đơn vị so với năm 2015, giảm 4 đơn vị so với năm 2017; giảm 1 đơn vị so với năm 2021; đạt chỉ tiêu giảm 10% theo mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII. Dự kiến trong năm 2024 tiếp tục giảm 2 đơn vị sự nghiệp công lập ngành Giáo dục. Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên tính đến ngày 31.12.2023 là 1.052 người; giảm 60 người so với năm 2015; giảm 62 người so với năm 2017; giảm 21 người so với năm 2021. Tính đến ngày 15.11.2023, các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự bảo đảm chi thường xuyên cho 35 người (tăng 18 người so với năm 2015; tăng 19 người so với 2017; tăng 8 người so với năm 2021).

Từ năm 2015 đến nay, huyện thực hiện tinh giản biên chế 104 viên chức; thực hiện dồn ghép 77 điểm trường, 181 lớp học, giảm 288 biên chế làm việc. Giảm 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2026. Đến nay, 4 đơn  vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và tự bảo đảm một phần kinh phí chi thường xuyên thuộc huyện đã hoàn thành xây dựng đề án tự chủ, 1 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên được UBND tỉnh phê duyệt đề án tự chủ. Từ 2018 đến nay, UBND huyện thực hiện giao tự chủ theo lộ trình từ 15 - 20% đối với 3 đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại buổi giám sát, Đoàn giám sát đề nghị huyện Tiên Yên làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến chính sách thực hiện các loại hình dịch vụ công, đối với đơn vị sự nghiệp công lập; hiệu quả của việc giảm điểm trường mầm non, tiểu học; việc xử lý các tài sản công sau dồn ghép, sắp xếp điểm trường; tuyển dụng đầu vào của ngành giáo dục, chế độ kiêm nhiệm; hiệu quả đối với đơn vị tự chủ, trong tinh giản biên chế, tự chủ một phần đối với đơn vị giáo dục công lập; chế độ chính sách đối với đội ngũ kiêm nhiệm.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập -0
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Trưởng Đoàn giám sát phát biểu kết luận tại buổi làm việc với Sở Y tế

Kết luận các buổi làm việc, thay mặt Đoàn giám sát, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà ghi nhận, đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực của các đơn vị trong thực hiện chính sách pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian qua.

Về những kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện của các đơn vị, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp, báo cáo đến các bộ, ban, ngành Trung ương, Chính phủ và Quốc hội để nghiên cứu, xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình thực tế.

Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029, thực hiện quyền biểu quyết thông qua các nội dung tại đại hội. Ảnh: Sông Thao
Địa phương

Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo

Vừa qua, tại Trung tâm Hội Nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề: Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo. Đại hội đã tiến hành đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, đề ra phương hướng trong 5 năm tới; đồng thời, ra mắt Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị khóa mới.

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính
Hoạt động chính quyền

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính

Những quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua khuyến khích cán bộ, công chức công hiến, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ cán bộ phấn đấu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để được chuyển đổi.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quyết định cho nhà đầu tư. Ảnh: Trung Hà
Hoạt động chính quyền

Công bố khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tại tỉnh; trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định - doanh nghiệp dự án do Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) lập để thực hiện dự án.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội nghị quan trọng nhằm trao đổi về tác động của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội tới các cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và đại diện doanh nghiệp trong tỉnh.

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai
Địa phương

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, nhân dịp Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 29.10, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi gặp mặt, thăm hỏi, trao hỗ trợ tới chính quyền, Nhân dân các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định.

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên
Địa phương

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới theo thẩm quyền, chủ động rà soát với trách nhiệm cao nhất, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.