Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai”

Sáng 21.5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Gia Lai tổ chức diễn đàn "Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai”.

Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai”
Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai”

Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, cùng nhiều doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tây Nguyên là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước, dồi dào về sản lượng, phong phú về chủng loại nông sản. Có nhiều nông sản dẫn đầu cả nước về sản lượng như cà phê (651.000 ha, chiếm 91% diện tích cà phê cả nước), hồ tiêu (82.000 ha, chiếm 64%), bơ (15.000 ha, chiếm 78%), chanh leo (6.700 ha, chiếm 70%)... Hiện khu vực Tây Nguyên có 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm với nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, mắc ca, mật ong… 583 sản phẩm OCOP được công nhận. Đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông Tây Nguyên cơ bản đã thông suốt, thuận lợi kết nối khu vực, liên vùng về đường bộ, Tây Nguyên còn có ba cảng hàng không.

Dự kiến, giai đoạn 2021-2025 sẽ khởi công ba tuyến đường bộ cao tốc kết nối nội vùng và liên vùng, gồm Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột, Tân Phú - Bảo Lộc; Bảo Lộc - Liên Khương. Điều này sẽ giúp khu vực Tây Nguyên tăng tốc phát triển. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định cùng với tiềm năng, lợi thế nội tại ngành nông nghiệp, Tây Nguyên còn có hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật, thương mại, du lịch thuận lợi cho phát triển nông sản nội vùng, liên vùng, xuất khẩu. Hội tụ đầy đủ các yếu tố để kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Mới đây, tỉnh Gia Lai cũng đã thống nhất thông qua kế hoạch và phương án phân bổ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn dự kiến trên 18.259 tỷ đồng. Cụ thể, 82 dự án đầu tư công sẽ bao gồm các công trình trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của tỉnh, nhiều dự án giao thông được nhận định sẽ tạo động lực đưa kinh tế - du lịch Gia Lai “cất cánh”. Cụ thể, sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sẽ đưa Gia Lai “lấn biển”, trở thành cửa ngõ ra biển Đông của Lào – Campuchia, đồng thời vươn xa hơn kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar. Đây cũng là tuyến đường cao tốc ngang kết nối với các tuyến cao tốc dọc (cao tốc Bắc – Nam) góp phần hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc Việt Nam.

Ngoài ra, tuyến đường cao tốc tạo điều kiện để 2 tỉnh khai thác quỹ đất dọc đường, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị kết nối, tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương. Kết hợp lộ trình nâng công suất của cảng hàng không Pleiku đến năm 2030 lên 4 triệu khách/năm, có thể nói Gia Lai và Tây Nguyên đã sẵn sàng đón các nhà đầu tư về nông nghiệp công nghệ cao và kết nối chuỗi tiêu thụ nông sản toàn cầu.

Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai” -0
Quang cảnh diễn đàn

Tại diễn đàn, các đại biểu đều cho rằng, dù có những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên còn phát triển tự phát theo phong trào, hiệu quả chưa cao nên thu nhập và đời sống của đồng bào dân tộc còn thấp. Nông nghiệp Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn, thách thức do diện tích rừng tự nhiên có nguy cơ suy giảm về diện tích và chất lượng; nguồn tài nguyên nước đứng trước nguy cơ suy giảm, các công trình thủy lợi mới đáp ứng khoảng 28% diện tích cần tưới toàn vùng; tình trạng di dân tự do chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm…

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thời gian tới sẽ đẩy mạnh chế biến, nhất là chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp số, thông minh, hữu cơ vào sản xuất. “Tây Nguyên cần đẩy mạnh kết nối cả ở trong và ngoài nước, mở rộng không gian tiêu thụ nông sản, nâng cao giá trị hàng nông sản khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Qua đó, đổi mới mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, có giá trị gia tăng cao và bền vững”- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp toàn vùng trên 3%/năm, diễn đàn đã kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp Tây Nguyên, kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản, như: Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng, đổi mới cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cây trồng kém thích nghi, hiệu quả kinh tế thấp; ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế và nhu cầu lớn. Cùng với đó là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ và hoạt động khuyến nông, hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, phát huy vai trò liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp và xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn vào Tây Nguyên để khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của vùng…

Nhân dịp này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tỉnh Tây Nguyên cùng một số hiệp hội ngành chủ lực đã ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ các mặt hàng nông sản. Năm tỉnh Tây Nguyên và một số doanh nghiệp ký kết xây dựng các chuỗi phân phối sản phẩm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cũng ký kết hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hồ Chí Minh.

Hoạt động chính quyền

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Địa phương

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành chỉ thị về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất giải quyết công việc của đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ tồn đọng.

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
Hoạt động chính quyền

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30.12.2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị T.Ư xem xét, giao bổ sung biên chế cho khối Đảng, đoàn thể thành phố để thực hiện đúng chỉ tiêu tinh giản 5% công chức, 10% viên chức theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Sản xuất vi mạch xuất khẩu tại Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Thu hút dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm
Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc rà soát các khu đất trống để khai thác bãi đậu xe tạm tại những khu đô thị trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, UBND TP. Nha Trang và Sở GTVT đã đề xuất lấy 22 khu đất trống để làm bãi đậu xe tạm có thời hạn.

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân
Hoạt động chính quyền

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân

Đánh giá về việc giải quyết, xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, tại hội nghị thứ 17 của Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã đánh giá, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị đã từng bước được quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Chậm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Hoạt động chính quyền

Chậm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn vừa ký văn bản, giao các sở ngành, các huyện khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng bộ với chuyển mục đích sử dụng rừng tại dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1.

 Sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút khỏi Làng Nủ
Hoạt động chính quyền

Sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút khỏi Làng Nủ

Ngày 24.9, sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2 và biên phòng sẽ rút khỏi Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Việc tìm kiếm người mất tích vẫn sẽ tiếp tục và được các lực lượng địa phương tiến hành.

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao… Đến năm 2050, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án khắc phục trượt sạt các tuyến đường. Đặc biệt, triển khai nhanh bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.