Điện Biên sẵn sàng cho "trải nghiệm bất tận"

Nổi tiếng với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Điện Biên hôm nay mang vẻ đẹp bình yên giữa núi rừng Tây Bắc. Đây cũng là nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em Mông, Thái, Dao, Hà Nhì, Lào… và sẽ trở thành vùng đất giàu trải nghiệm cho du khách trong Năm Du lịch Quốc gia 2024.

Hấp dẫn loại hình du lịch lịch sử - tâm linh

Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562km2 với đường biên giới giáp 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào. Tỉnh hiện có 31 di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh; 18 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nghệ thuật xòe Thái và thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điện Biên còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, người dân thân thiện, hiếu khách, bản sắc văn hóa đa dạng...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá, trước Điện Biên, Năm Du lịch Quốc gia đã được tổ chức thành công tại các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Bình Thuận... thể hiện sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong phát triển du lịch. Thông qua tổ chức Năm Du lịch Quốc gia, nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về vị trí, vai trò du lịch ngày càng được nâng cao; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng nhanh, thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực du lịch. 

Với Năm Du lịch Quốc gia 2024, sự vào cuộc của chính quyền cùng hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn, sự kết nối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng sẽ giúp Điện Biên thu hút lượng khách lớn khu vực phía Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng cho biết, Điện Biên là tỉnh duy nhất khu vực Tây Bắc có đường bay kết nối với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, là lợi thế để địa phương phát triển du lịch. “Trong Tuần Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh (12.2023), chúng tôi thấy người dân Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh quan tâm khám phá các địa chỉ văn hóa, du lịch Điện Biên. Đây chính là cơ hội để Điện Biên xây dựng chính sách kích cầu tốt hơn nhằm thu hút khách đến Điện Biên nhiều hơn”.

Từ lợi thế sẵn có, Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” đã sẵn sàng. Lễ khai mạc gắn với Lễ hội Hoa ban chủ đề “Về miền hoa ban” sẽ được tổ chức ngày 16.3 tại Quảng trường 7.5, TP. Điện Biên Phủ. Thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh hoa ban nở trắng núi rừng, khám phá văn hóa đặc trưng của 19 dân tộc tại Điện Biên, tham gia liên hoan nghệ thuật xòe Thái và nghệ thuật khèn Mông…

Trong tháng 5, hoạt động trọng tâm của Năm Du lịch Quốc gia 2024 là Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đến Điện Biên dịp này, du khách được hòa mình vào đời sống người dân bản địa, thăm cánh đồng Mường Thanh, cao nguyên đá Tủa Chùa, chinh phục đèo Pha Đin và thăm cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải…

Du khách chờ đón các trải nghiệm bất tận trong Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024. Nguồn: baodienbienphu.com.vn
Du khách chờ đón các trải nghiệm bất tận trong Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024. Nguồn: baodienbienphu.com.vn

“Sản phẩm đặc trưng mà tỉnh hướng đến nhằm thu hút khách du lịch là chuỗi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ gồm 45 di tích thành phần, tiêu biểu như: Đồi A1, Hầm De Castries, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Sở Chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, Đền thờ các anh hùng liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ... Đây là sản phẩm đặc biệt mà tỉnh tập trung phát triển về loại hình du lịch lịch sử - tâm linh", ông Vừ A Bằng cho hay.

Cơ hội bứt phá cho du lịch địa phương

Nói về sự chuẩn bị cho Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu cho biết, Cục đã cùng Điện Biên xây dựng nội dung hoạt động trong cả năm cũng như xác định xu hướng du lịch, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát huy tiềm năng, lợi thế của Điện Biên. “Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam hỗ trợ Điện Biên thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá, đưa hình ảnh và thông điệp về du lịch Điện Biên vào các diễn đàn, sự kiện và chương trình của Cục trong năm 2024”.

Đơn cử, tháng 1 vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN, Điện Biên đã giới thiệu Năm Du lịch Quốc gia 2024 tại Lào, trở thành hoạt động đầu tiên mà Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam định hướng, làm điểm tựa, chủ đề xuyên suốt năm 2024 gắn với những giá trị đặc sắc của Điện Biên về du lịch lịch sử như: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 115 năm thành lập tỉnh, 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh và 270 năm ngày nghĩa quân Hoàng Công Chất giải phóng Mường Thanh. Cùng với đó là giá trị đặc sắc về văn hóa, con người Điện Biên anh hùng tạo nên những sản phẩm du lịch mới mà Cục định hướng cho thị trường du lịch Điện Biên và khu vực Tây Bắc thời gian tới.  

Với sân bay duy nhất trong khu vực vừa được nâng cấp, mở rộng, đường cao tốc đang được đầu tư, Điện Biên đã có những điều kiện cần thiết để tạo bứt phá cho du lịch. Tiềm năng, thế mạnh sẵn có của Điện Biên cùng sự tham gia vào cuộc của chính quyền và doanh nghiệp địa phương, sự phối hợp của doanh nghiệp Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, sẽ giúp du khách đồng bằng sông Cửu Long ra Bắc nhiều hơn, từ đó phát huy lợi thế sản phẩm đặc sắc vùng Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng trong năm 2024 - 2025.

"Đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2024, Điện Biên kỳ vọng cụ thể hóa Nghị quyết 08 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh để địa phương xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của Nhân dân. Trong năm 2024, Điện Biên và chuỗi 169 sự kiện, chương trình sẽ mang đến trải nghiệm bất tận, định hướng và tạo đột phá, kích cầu cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương", ông Vừ A Bằng khẳng định.

Văn hóa

Trao giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, năm 2024, nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào đọc sách trong cộng đồng đã được triển khai, điển hình là cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy đam mê đọc sách và phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất

Tối 7.11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi thông tin sự kiện Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I.

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại
Văn hóa - Thể thao

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại

Để Thành phố Sáng tạo Hà Nội phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh không gian sáng tạo với các hoạt động kết nối truyền thống và hiện đại, với những sản phẩm dịch vụ khác biệt, hấp dẫn công chúng, đặc biệt là người trẻ.