Điểm sáng kinh tế Kon Tum

Có vị trí chiến lược trong khu vực tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, Kon Tum có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế toàn diện, bền vững.

Phát huy tiềm năng địa phương

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Kon Tum có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành nông - lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, mắc ca, mía đường, rau, hoa xứ lạnh, các loại cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm và các loại dược liệu quý hiếm khác.

Kon Tum vốn định hình trồng rừng gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa độc đáo. Nhiều điểm đến luôn hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đa dạng còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ như: Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh… cùng với các địa danh, di tích được xếp hạng quốc gia như Ngục Kon Tum, Ngục Đắk Glei… luôn là dấu ấn khó quên với du khách đến với Kon Tum.

Điểm sáng kinh tế Kon Tum -0
Sâm Ngọc Linh là cây trồng chiến lược, có giá trị kinh tế cao tại Kon Tum

Thủy điện trên sông Sê San thuộc Kon Tum được đánh giá đứng thứ 3 trong hệ thống sông của Việt Nam (sau sông Đà và sông Đồng Nai), có tổng công suất 1.740 MW, góp vào lưới điện quốc gia sản lượng điện trung bình 10.450 tỷ KWh/năm. Cùng với đó, diện tích hồ thủy điện Ya Ly 4.450 ha, hồ Plei Krông 11.080 ha và các hồ thủy điện khác như: Đắk Bla, Đắk Ne… đã tích cực giữ nước trong mùa khô, vừa tưới tiêu phục vụ sản xuất, vừa triển khai nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt và phát triển du lịch.

Mặt khác, các ao, hồ ở huyện Kon Plông – Kon Tum có độ cao 1.100 mét rất thích hợp cho việc kinh doanh phát triển cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm, suối nước nóng Ram Phia, Kon Nit. Đây  là những nguồn tài nguyên chứa nhiều khoáng chất được các nhà khoa học đánh giá có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.

Đặc biệt, ở Kon Tum, sâm Ngọc Linh được xem như báu vật quý hiếm của mẹ thiên nhiên, có giá trị kinh tế cao đã được cộng đồng y học thế giới công nhận. Bởi vậy, những năm qua, tỉnh đã rất nỗ lực giữ gìn, bảo tồn và phát triển được trên 900ha sâm Ngọc Linh. Hiện nay, nhờ được áp dụng công nghệ nhân giống, canh tác và mở rộng sản xuất, Kon Tum sẽ sớm đưa sản phẩm đặc hữu này trở thành thương hiệu quốc gia.

Thực hiện theo Quyết định số 298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 về Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến năm 2030, Kon Tum đã thúc đẩy khu du lịch này trở thành điểm nhấn trên con đường xanh Tây Nguyên, kết nối giữa các vùng kinh tế duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với tam giác phát triển các nước bạn qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Mặt khác, mô hình OCOP đang phát huy hiệu quả kinh tế tích cực, nâng cao năng suất và gia tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang triển khai các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp xanh, trang trại sinh thái - an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế tại Kon Tum, bước đầu cung cấp sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho thị trường trong và ngoài nước…

Điểm sáng kinh tế

Từ chủ trương đúng hướng và giải pháp đồng bộ trong xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực và phát huy tiềm năng địa phương nên trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã có sự bứt phá toàn diện trên các lĩnh vực.

Nổi bật là tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,7%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 14.782 tỷ đồng, tăng 9,96%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 37,35 triệu đồng lên 41,28 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 3.124 tỷ đồng, vượt 26,63% kế hoạch đề ra. Tăng trưởng 8 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng trên là rất quan trọng, thể hiện tỉnh chủ động, kịp thời, hiệu quả các giải pháp của Tỉnh Kon Tum trong thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Tỉnh Kon Tum đạt nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư vào ba vùng kinh tế động lực, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua việc triển khai các thỏa thuận, nội dung hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và trong quan hệ với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, khu vực Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Đồng thời, chủ động tăng cường liên kết phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung và TP Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều chủ trương, chính sách mới đầu tư có chiều sâu vào ba vùng kinh tế đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp với lợi thế của tỉnh và xu hướng chung của thị trường. Kết quả quan trọng nhất là tỉnh đã thành lập được các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ban hành được chương trình, kế hoạch dồn đổi, tích tụ ruộng đất để xây dựng “cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Tạo giải pháp khơi thông nguồn lực

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum xác định những nhiệm vụ trọng tâm cơ bản trong giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu tiếp tục vượt qua khó khăn của một tỉnh còn nghèo, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; dân số ít, phân bố chưa tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, nguồn nhân lực chất lượng thấp... là những thách thức không nhỏ đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của tỉnh Kon Tum trong giai đoạn mới.

Kế thừa những thành quả, kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn trong thời gian qua, Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế, trọng tâm là tiếp tục đẩy nhanh xây dựng, phát triển ba vùng kinh tế động lực.

Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh

Tính đến 15h00 ngày 19.4, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt 99,97%, tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối.

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".