Đến với sách: Di sản của mất mát

Di sản của mất mát (The inheritance of loss) là cuốn tiểu thuyết viết về sự trắng tay của những con người nhỏ bé sống ở vùng biên giới phía bắc âËn Độ, dưới chân núi Kanchenjunga thuộc dãy Himalaya.

Một ông quan tòa về hưu cả ngày chỉ quấn quýt với con chó Mutt. Một thiếu nữ mười sáu tuổi- cháu ngoại ông quan tòa- mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Một người đầu bếp nghèo khổ có đứa con trai đang lưu lạc kiếm sống trên đất Mỹ. Ba con người ấy chung sống trong một căn biệt thự hoang tàn đổ nát, và họ làm thành ba diện mạo bị sự mất mát tàn phá đến tang thương.

Ông tòa Jemubhai. Có thể nói, đây là một ví dụ khá tiêu biểu cho thứ sản phẩm đầy khiếm khuyết mà văn hóa Anh quốc đã để lại trên đất Ấn Độ cùng với những hậu quả nặng nề của sự cai trị và bóc lột theo kiểu thực dân chủ nghĩa. Mang trong mình khát vọng thay đổi cái thân phận thấp hèn mà người dân xứ thuộc địa phải gánh chịu, ông sang Anh du học và rồi bị Anh hóa đến tận chân răng kẽ tóc. Ông sùng bái nước Anh, văn hóa Anh, và ông luôn sống trong cái mặc cảm đầy tính nhược tiểu rằng mình là người Ấn Độ- điều cho đến cùng chẳng có cách nào thay đổi được. Một trong những bi kịch của quá trình tiếp xúc văn hóa đi cùng với quá trình quốc gia này xâm chiếm và thuộc địa hóa quốc gia kia đã được tác giả Kiran Desai làm phát lộ ở đây: đó là cái ước muốn tẩy rửa căn cước dân tộc diễn ra ở một bộ phận người dân thuộc địa! Trước khi sang Anh du học, Jemubhai còn có những giờ phút khá lãng mạn với người vợ mới cưới. Nhưng khi từ Anh trở về, những giờ phút lãng mạn ấy đã chết, và trong mắt ông, người vợ “đặc” Ấn ấy tồn tại như một nỗi khó chịu, một sự ghê sợ, một biểu hiện cụ thể, sống động của cái căn cước dân tộc mà ông hằng khao khát tẩy rửa. Ông hành hạ ruồng rẫy vợ cũng chính từ cái mặc cảm thuộc địa nhược tiểu ấy. Người Anh rời Ấn Độ, song họ đã kịp để lại trên xứ sở thuộc địa này sản phẩm hải ngoại của mình: ông tòa Jemubhai lạc lõng, bơ vơ, không thể hòa nhập nổi với cuộc sống và con người của dân tộc mà từ đó ông sinh ra. Ông lãnh đạm với chính những người ruột thịt. Ông không sống với hiện tại, mà sống bấu vào quá khứ: căn biệt thự kiểu Anh ngày một đổ nát, cung cách ăn uống kiểu Anh cầu kỳ trưởng giả. Ông mất Tổ quốc. Và rồi lúc cuối đời, ngay cả con chó Mutt, người bạn thực sự và duy nhất của ông, cũng bị những người nông dân đói ăn bắt đi: ông mất mát hoàn toàn. Trắng tay!

Sai, cháu ngoại ông tòa Jemubhai. Sai vừa là sự kế thừa tiền định số phận của ông ngoại, vừa là hệ lụy đáng thương của những cuộc tiếp xúc văn hóa đầy cưỡng ép trong quá khứ. Cha mẹ Sai chết trên đất Liên Xô vào đúng quãng thời gian trăng mật của quan hệ Xô-Ấn: chuyến xe ôtô định mệnh chở ba mươi bà nông dân xã hội chủ nghĩa ra tỉnh đã nghiền nát giấc mơ chinh phục vũ trụ của cha Sai, biến cô trở thành đứa trẻ mất cả cha lẫn mẹ. Mất nguồn tài chính để được tiếp tục sống trong tu viện Anh quốc- nơi trước kia mẹ cô từng ở- cô bé Sai mười sáu tuổi buộc phải tìm về Kalimpong nương nhờ ông ngoại. Trong căn biệt thự kiểu Anh ngày càng ổ nát của ông tòa Jemubhai, Sai chìm vào cuộc sống biệt lập lặng lẽ ở một vùng đất dường như đã bị thế giới hiện đại lãng quên. Cùng với ông tòa Jemubhai và một nhóm người khá giả, có học thức ở Kalimpong (hai bà công chúa Afghan, cha Booty, bác Potty), Sai trở thành một bộ phận của cộng đồng bé nhỏ sùng bái phương Tây, sống trên đất Ấn với cung cách và hệ giá trị văn hóa của những kiều dân Anh, khép mình và lạc lõng giữa cái biển đời sống Ấn Độ hiện tại. Cuộc sống của Sai chỉ trở nên tươi tắn hơn khi cô yêu anh gia sư Gyan. Mặc dù vậy, trên cái nền cảnh khắc nghiệt của sự khác biệt về giai cấp xã hội và những xung đột sắc tộc- tôn giáo (vốn chẳng bao giờ bặt tiếng trong đời sống Ấn Độ) mối tình trong trẻo lãng mạn của Sai vẫn tan vỡ. Sai mất tình yêu. Sai và Gyan không thể đi đến cùng bởi chính cái hệ lụy dai dẳng mà cuộc tiếp xúc Anh-Ấn đầy cưỡng ép để lại. Hãy nghe Gyan kết tội Sai với giọng điệu vừa uất ức vừa chất chứa mặc cảm thua thiệt: “Các người chẳng khác gì nô lệ, chạy theo phương Tây, tự biến mình thành trò cười. Chính vì những kẻ như các người mà chúng tôi chẳng đi đến đâu” (tr.266).

Người đầu bếp và đứa con trai tên Biju. Đây là những con người thuộc giai tầng dưới đáy trong xã hội Ấn Độ, nghèo khổ và ít học. Họ được tác giả Kiran Desai miêu tả và kể lại bằng một giọng điệu vừa trìu mến vừa thương xót vừa giễu cợt. Không có tài sản gì đáng kể ngoài sức lao động, người cha phải đi làm thuê cho ông tòa Jemubhai, gom góp chắt chiu từng cắc bạc lo liệu cho đứa con trai sang Mỹ làm ăn với hy vọng ngày nào đó cha con bác sẽ đổi đời. Bi kịch của thế giới thứ ba nằm ở đây: họ luôn nhìn phương Tây bằng cái nhìn từ bên dưới, đầy thèm khát, và không quan tâm cũng như không biết đến những giá trị của chính mình. Trong Di sản của mất mát, Kiran Desai đã cố tình tạo ra sự khác biệt về nhịp điệu cuộc sống giữa hai vùng đất, Kilimpong và Mỹ- một nơi chậm rãi từ tốn ngưng đọng, một nơi ồn ào hối hả gấp gáp- để nhấn mạnh một sự thực: với những con người “dưới đáy” như cha con người đầu bếp thì chẳng có gì khác biệt, xét về bản chất của không gian sống. Nước Mỹ mới Biju thực chất chỉ là nước Ấn Độ nối dài. Biju không biết gì về nước Mỹ ngoài sự trải nghiệm tình cảnh lao động cực nhọc và mặc cảm bị miệt thị của con người thuộc thế giới thứ ba. Và nước Ấn Độ quê hương xứ sở của cậu, cái nước Ấn Độ ngổn ngang những xung đột như là di sản mà quá khứ để lại cho hiện tại, thì đã đón tiếp sự trở về của cậu theo cách không thể tàn nhẫn hơn: Biju bị cướp sạch quần áo tư trang, cậu lao vào vòng tay của người cha khi trên mình chỉ có một chiếc váy ngủ (của đàn bà) mà cậu giật tạm để che thân! Cậu mất tiền, mất những năm tháng đáng giá của tuổi trẻ, mất hy vọng vào sự đổi đời.

 Di sản của mất mát, không gì khác, chính là sự mất mát. Kiran Desai đã viết về đất nước mình, dân tộc mình, đồng bào mình bằng một cái nhìn và một giọng điệu vừa xót xa vừa giễu cợt, giễu cợt trong nỗi xót xa chân thành. Tác giả đặt các nhân vật của mình trong tính liên tục của lịch sử để nhìn thấy sự chế định của cái di sản mà quá khứ trao truyền cho hiện tại. Vấn đề là phải gọi tên nó ra cho được. Và Kiran Desai đã làm được điều đó một cách đầy thuyết phục với cuốn tiểu thuyết Di sản của mất mát.

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.