Đề nghị áp dụng thêm môn ngoại ngữ vào tổ hợp thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân đề nghị, trong năm 2025, sẽ áp dụng thêm môn ngoại ngữ vào tổ hợp thi Đánh giá năng lực để phục vụ kỳ thi chung và đảm bảo cho các trường xét tuyển.

Ngày 28.2, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có buổi làm việc với Trung tâm Khảo thí, ĐHQGHN về hoạt động của Trung tâm giai đoạn 2016 - 2024 và định hướng phát triển 2025 - 2030, tầm nhìn đến 2045.

Đánh giá năng lực người học theo thông lệ quốc tế

Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, từ năm 2019, ĐHQGHN chỉ đạo Trung tâm Khảo thí xây dựng đề án tổ chức thi các học phần chung thuộc khối kiến thức chung (M1) trong chương trình đào tạo bậc đại học.

Nhiệm vụ này không có trong chức năng nhiệm vụ của Quy chế tổ chức hoạt động ban hành mà thực hiện do Giám đốc ĐHQGHN giao. Hai học phần Kinh tế Chính trị và Triết học Mác - Lênin được tổ chức thi trên máy tính cho toàn bộ sinh viên của ĐHQGHN. Song song, Trung tâm Khảo thí xây dựng đề án tổ chức môn thi Đánh giá năng lực (HSA) phục vụ tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN.

Đề nghị áp dụng thêm môn ngoại ngữ vào tổ hợp thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội -0
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐHQGHN phát biểu tại buổi làm việc 

Từ năm 2021 trở lại đây, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực đa mục đích, trong đó có tuyển sinh đại học. Do đó, bài thi được thiết kế đánh giá năng lực người học theo thông lệ quốc tế.

Bài thi đánh giá 3 nhóm năng lực chính: sáng tạo và giải quyết vấn đề; năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; tự học, khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội).

Dạng thức chung của bài thi Đánh giá năng lực gồm 3 phần, 150 câu hỏi thi: Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học.

Cần giải pháp phân luồng khu vực hoặc kéo dài thời gian đăng ký ca thi Đánh giá năng lực

Tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân nhấn mạnh về trách nhiệm của Trung tâm Khảo thí: cần tiên phong, đi đầu trong cả nước về công tác khảo thí.

Theo Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân, năm 2024, Trung tâm Khảo thí cần giữ ổn định kỳ thi Đánh giá năng lực như năm 2023, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ thông tin cho kỳ thi, đảm bảo an toàn, đồng bộ về dữ liệu và tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh khi đăng ký và tham dự kỳ thi. Thời gian tới, Trung tâm cần có giải pháp phân luồng khu vực hoặc kéo dài thời gian đăng ký ca thi để đảm bảo không có thí sinh không đăng ký được hoặc mất quá nhiều thời gian để đăng ký.

Đặc biệt, Trung tâm cần phối hợp với Ban Đào tạo ĐHQGHN để xây dựng các chính sách về học bổng, thu hút các thí sinh dự thi và thu hút sinh viên theo học tại ĐHQGHN, hoặc trao danh hiệu cho thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi khi đăng ký xét tuyển vào ĐHQGHN. Qua việc gắn với các tỉnh phối hợp tổ chức thi để truyền thông lan tỏa kết quả thí sinh đạt điểm cao và các chính sách học bổng của ĐHQGHN dành cho thí sinh.

Đề nghị áp dụng thêm môn ngoại ngữ vào tổ hợp thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội -0
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân chủ trì buổi làm việc

Về kế hoạch kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân nhấn mạnh, Trung tâm Khảo thí cần tiên phong trong công tác khảo thí của cả nước về cấu trúc bài thi, cách thức thực hiện, tổ hợp bài thi,…  

Ngoài ra, Trung tâm cần căn cứ vào thực trạng xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học, học viện khi có ký kết sử dụng kết quả thi của ĐHQGHN nhằm hỗ trợ thí sinh trúng tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn học bổng khác nhau.

Năm 2025, Trung tâm cần tăng quy mô số lượng đợt thi và thời gian mở cổng đăng ký thi cho thí sinh. Đặc biệt, thí sinh có thể tham gia thi nhiều lần với nhiều lựa chọn khác nhau theo khả năng của bản thân.

Trong định hướng phát triển giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn 2045, căn cứ vào nguồn lực hiện có và chiến lược phát triển của ĐHQGHN nói chung và Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN nói riêng, Trung tâm Khảo thí xác định mục tiêu và nhóm các nhiệm vụ trong công tác thi Đánh giá năng lực. Trung tâm tiếp tục tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực theo cấu trúc bài thi áp dụng từ năm 2025 để duy trì ổn định lâu dài. 

Bên cạnh đó, xây dựng bài thi Đánh giá năng lực tuyển sinh đầu vào khối ngành khoa học sức khỏe và kiểm tra chứng chỉ nghề nghiệp đội ngũ cán bộ bác sĩ y khoa; xây dựng công cụ khảo thí tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực người lao động phục vụ doanh nghiệp tuyển dụng; tổ chức các kỳ kiểm tra đánh giá các chương trình đào tạo chuyên biệt; xây dựng ngân hàng câu hỏi và phối hợp tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức của các bộ, ban, ngành và các cơ quan Nhà nước; tổ chức thi bài thi ngoại ngữ phục vụ học sinh, sinh viên trong và ngoài ĐHQGHN; duy trì phát triển hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên ĐHQGHN dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ đo lường tiên tiến; phát triển công cụ kiểm tra đánh giá quá trình học sinh bậc THPT và sinh viên đại học.

Đề nghị áp dụng thêm môn ngoại ngữ vào tổ hợp thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội -0
Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN 

Đề nghị năm 2025 sẽ áp dụng thêm môn ngoại ngữ vào tổ hợp thi Đánh giá năng lực

Về hoạt động tư vấn hỗ trợ và khoa học công nghệ, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đề nghị gắn hoạt động thi, kết quả và dữ liệu kỳ thi với địa phương, doanh nghiệp phục vụ hoạt động tư vấn giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề; tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao công nghệ khảo thí, đo lường tiên tiến trên thế giới; xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá trên không gian đổi mới sáng tạo và phát triển các loại hình dịch vụ khảo thí đo lường. 

Ngoài ra, Trung tâm cần tăng cường tổ chức liên kết đào tạo với các tổ chức khảo thí thế giới SAT, ACT, IELTS, TOEFT, TOEIC…

Nhấn mạnh thêm về công tác khảo thí, Giám đốc ĐHQGHN đề nghị, trong năm 2025 sẽ áp dụng thêm môn ngoại ngữ vào tổ hợp thi Đánh giá năng lực để phục vụ kỳ thi chung và đảm bảo cho các trường xét tuyển. Trung tâm Khảo thí phối hợp với Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN để xây dựng phương án tổ chức tốt nhất cho thí sinh.

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho biết, ĐHQGHN sẽ hỗ trợ, đồng hành trong các công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ, đảm bảo chuẩn hóa kỳ thi Đánh giá năng lực nhằm xây dựng Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN trở thành tổ chức khảo thí uy tín trong nước và thế giới.

Tại buổi làm việc, các chuyên gia về công nghệ thông tin, đào tạo, tổ chức cán bộ của ĐHGQHN cũng đã đưa ra các giải pháp hữu ích để Trung tâm Khảo thí dần khẳng định vị thế thương hiệu và nâng cao hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong thời gian tới.

Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN là đơn vị đầu mối triển khai các kỳ thi Đánh giá năng lực cho ĐHGQHN. Từ năm 2021, Trung tâm đã tổ chức thi 150.840 lượt thi.

Bên cạnh các trường/khoa của ĐHQGHN, số trường đại học, ngành đào tạo dành chỉ tiêu xét tuyển thí sinh bằng kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN ngày càng tăng, trong đó phải kể đến các trường khối quân đội. Tính đến thời điểm này, trong cả nước đã có gần 80 cơ sở giáo dục đại học, học viện sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN làm phương án xét tuyển.

Ngoài ra, hằng năm, Trung tâm Khảo thí tổ chức thi kết thúc học phần trên máy tính cho gần 30.000 lượt sinh viên ĐHQGHN thi học phần Kinh tế Chính trị, Triết học Mác - Lênin, Nhà nước và Pháp luật đại cương, các học phần của các khoa, trường đại học thuộc ĐHQGHN.

Năm 2023, Trung tâm Khảo thí chuẩn hóa các tài liệu ấn phẩm liên quan đến kỳ thi chuẩn hóa Đánh giá năng lực như đăng ký quyền tác giả quy trình tổ chức thi Đánh giá năng lực, đăng ký sáng chế quy trình tổ chức kỳ thi chuẩn hóa trên máy tính, công bố kết quả nghiên cứu ứng dụng bài thi Đánh giá năng lực trên 3 tạp chí khoa học quốc gia.

Từ năm 2023, căn cứ kho dữ liệu kỳ thi Đánh giá năng lực, Trung tâm Khảo thí thực hiện gửi báo cáo tư vấn giáo dục bậc THPT cho các Sở GD-ĐT tạo phía Bắc (Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…). 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.