Đầu tư sáng tạo, làm mới sân khấu kịch hát

Trong kịch mục của các đơn vị sân khấu Thủ đô hiện nay, đề tài hiện đại chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện, rất cần được khuyến khích đầu tư làm mới.

“Khoảng trống” đề tài hiện đại

Tại hội thảo “Sân khấu với đề tài hiện đại” do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức ngày 16.8, nhà lý luận, phê bình sân khấu Trần Thị Minh Thu, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, cho biết, chỉ tính từ năm 2017, hơn 80 vở diễn được dàn dựng trên sân khấu các đoàn, nhà hát công lập và tư nhân, trong đó 27 vở diễn kịch hát (tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca) được dàn dựng mới hoặc phục hồi, nhưng chỉ 3/27 vở thuộc đề tài hiện đại, chiếm 11,1% trên tổng số vở được dàn dựng. Năm 2018, tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc, chỉ 9/32 vở đề tài phản ánh cuộc sống hôm nay, 9 vở đề tài chiến tranh cách mạng và hậu chiến, 14 vở đề tài lịch sử, dã sử, dân gian.

Từ số liệu thống kê trên, TS. Trần Thị Minh Thu cho rằng, đề tài hiện đại đang là “khoảng trống” trên sân khấu kịch hát nói chung. “Dẫu biết rằng, đề tài quá khứ cũng vô cùng quan trọng và các nghệ sĩ đều lồng vào chuyện xưa những vấn đề đương đại để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, khán giả vẫn cần những vở diễn phản ánh trực tiếp cuộc sống của chính họ trên sân khấu và việc đi vào đề tài hiện đại cũng là cách để làm mới sân khấu kịch hát, thu hút khán giả, nhất là khán giả trẻ đến với nghệ thuật của cha ông”.

Thực tế, những tác phẩm sân khấu nói chung đề tài hiện đại luôn có sức hút công chúng bởi sự gần gũi, đi vào những vấn đề, sự kiện đang diễn ra, được quan tâm. Song, theo nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, NSND Lê Tiến Thọ, nhiều tác phẩm hiện nay chưa đi vào những vấn đề lớn, cấp thiết của đời sống hiện đại, chỉ chạy theo những câu chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, thiên về tính giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục… nên chưa đạt hiệu quả.

PGS.TS. Trần Trí Trắc thì tỏ rõ sự tiếc nuối trước thực trạng nhiều năm qua, nghệ thuật sân khấu đứng ngoài đổi mới và nghiêng về sáng tạo theo khuynh hướng hoài cổ. Nghĩa là, các tác phẩm thường mang đề tài lịch sử, dã sử, huyền thoại với tinh thần ăn khách, thu vốn nhanh, chi phí ít và xa rời cuộc sống đương thời, bỏ quên nhân vật trung tâm của hiện thực cơ chế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế.

Có nhiều nguyên nhân, song theo các nhà nghiên cứu, phê bình, cơ bản là do sân khấu kịch hát nói chung thiếu vắng trầm trọng kịch bản được viết chuyên cho thể loại của mình. Bên cạnh đó, những người làm sân khấu kịch hát còn lúng túng trong việc sáng tạo các vở diễn đề tài hiện đại. Chính khó khăn trong sáng tạo mới đã dẫn đến hiện tượng các đoàn, nhà hát chỉ tìm đến đề tài lịch sử, dã sử, dân gian, vì các đề tài này dễ “vào cải lương” khi ca, múa, diễn và nghệ sĩ đỡ mất công tìm tòi, thử nghiệm...

 Vở “Tình mẹ” do Hội Sân khấu Hà Nội dàn dựng năm 2021 - Ảnh: TH
Vở “Tình mẹ” do Hội Sân khấu Hà Nội dàn dựng năm 2021
Ảnh: TH

Bám sát đời sống, đáp ứng nhu cầu khán giả

Để sân khấu có nhiều tác phẩm về đề tài hiện đại có chất lượng, đáp ứng được mong mỏi của khán giả, NSND Lê Tiến Thọ gợi ý: Trước tiên, các cơ quan chức năng, các tác giả cần tăng cường tổ chức đi thực tế cơ sở, bám sát đời sống thực tiễn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khán giả để sáng tác nhiều kịch bản có chất lượng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hóa nghệ thuật ngày càng cao của Nhân dân.

Sau đó, xét từ các liên hoan nghệ thuật gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên rà soát Quy chế các liên hoan nghệ thuật về đánh giá chất lượng nghệ thuật, tránh loạn chuẩn vì bệnh thành tích. “Theo tôi, cần ưu tiên, đề cao những tác phẩm sáng tác về đề tài hiện đại và tổ chức nhiều liên hoan sân khấu về đề tài hiện đại. Đặc biệt, đẩy mạnh đầu tư, tăng chế độ cho đội ngũ lý luận phê bình, tạo sức sống mới cho sự phát triển của sân khấu kịch hát. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, có sự cạnh tranh gay gắt về văn hóa trên mạng xã hội, Nhà nước cũng cần xây dựng kênh thông tin để giới thiệu văn học nghệ thuật cho mọi đối tượng xã hội”, NSND Lê Tiến Thọ đề xuất.

Để giải quyết việc thiếu vắng đề tài hiện đại trong nghệ thuật sân khấu, tác giả Nguyễn Thị Vân Kim cho hay, Hội Sân khấu Hà Nội mạnh dạn cải tiến từ khâu tổ chức đi thực tế đến tổ chức trại sáng tác; mở rộng thể loại, không nhất thiết chỉ viết kịch bản dài. Các ngành, cấp có liên quan tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí cho những kịch bản tốt, có cơ hội được dàn dựng trên sân khấu. Những kịch bản chất lượng được giải thưởng cao, các cơ quan chức năng nên tổ chức đầu tư, đấu thầu dàn dựng.

PGS.TS. Trần Trí Trắc bổ sung, Đảng và Nhà nước cần có chính sách, chiến lược cho văn nghệ sĩ được sống trong lòng Nhân dân, được chứng kiến những hành động của Nhân dân trong công cuộc đổi mới, xây dựng, làm giàu đất nước, hội nhập quốc tế... “Nghĩa là, văn nghệ sĩ phải có vốn sống của cuộc sống hôm nay để có cảm hứng bất tận và thôi thúc cầm bút, sáng tác về cuộc sống hôm nay, như thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây ông cha ta đã làm”.

Văn hóa

Trao giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, năm 2024, nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào đọc sách trong cộng đồng đã được triển khai, điển hình là cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy đam mê đọc sách và phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất

Tối 7.11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi thông tin sự kiện Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I.

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại
Văn hóa - Thể thao

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại

Để Thành phố Sáng tạo Hà Nội phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh không gian sáng tạo với các hoạt động kết nối truyền thống và hiện đại, với những sản phẩm dịch vụ khác biệt, hấp dẫn công chúng, đặc biệt là người trẻ.