Đấu tranh kiên quyết, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp nhưng bình tĩnh, tỉnh táo, kiềm chế như ứng xử của cha ông, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giữ cho được đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời phải giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước

Lược ghi phát biểu của TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG tại Hội nghị tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Bảy, QH Khóa XIII

Kỳ họp thứ Bảy vừa qua là một trong những kỳ họp để lại dấu ấn tốt đẹp, được dư luận nhân dân và cử tri đánh giá rất cao. Trong 28 ngày QH đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, thông qua 11 dự án luật và 2 nghị quyết, trong đó có những dự án luật quan trọng mà sau khi QH thông qua Hiến pháp thì bây giờ phải cụ thể hóa, phải có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời cho ý kiến vào 16 dự án luật khác để chuẩn bị trình QH xem xét thông qua tại các kỳ họp tới. QH cũng đã thảo luận, cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn - một vấn đề rất nhạy cảm. QH đã thảo luận chu đáo tại Đoàn từ trước Kỳ họp thứ Bảy, thảo luận tại tổ và hội trường trong thời gian diễn ra Kỳ họp. Do ý kiến còn khác nhau nên bây giờ để lại, chưa vội thông qua Nghị quyết này để thảo luận tiếp, trao đổi thật kỹ với tinh thần rất có trách nhiệm.

Hay về hoạt động giám sát, QH đã tiến hành giám sát một chuyên đề lớn là Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012. QH dành hai ngày rưỡi để chất vấn và trả lời chất vấn. Không khí hoạt động này như thế nào, qua theo dõi phát thanh và truyền hình trực tiếp, chắc chúng ta cũng biết cả rồi.

Lĩnh vực thứ ba, cũng rất quan trọng, là quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trước tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội, bối cảnh mới ở quốc tế, khu vực và trong nước, QH đã bàn những vấn đề rất thiết thực đến đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước. Và như các bác đánh giá, về cơ bản QH đã hoàn thành tốt các nội dung chương trình đề ra. Không khí làm việc rất có trách nhiệm. Trình độ của các ĐBQH ngày càng cao, phát biểu rất đều, không phải đi vào những vấn đề của địa phương như trước, kiến nghị làm cho chúng tôi con đường này, hay giải quyết cho chúng tôi trường học kia mà bàn những vấn đề đại sự quốc gia. ĐBQH ngày càng có thêm kinh nghiệm lớn. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế. Ví dụ chất vấn phải tốt hơn nữa, trả lời phải thẳng thắn hơn nữa, đi vào trọng tâm vấn đề... Sau chất vấn lần này, QH đã ra Nghị quyết - đây cũng là một bước tiến. Sắp tới sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, xem các Bộ trưởng, trưởng ngành thực hiện lời hứa như thế nào?...

Qua ý kiến đóng góp của cử tri, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề lớn.

Một là, về xử lý vấn đề mới nảy sinh ở Biển Đông thế nào. Đây là vấn đề rất lớn, rất quan trọng, hệ trọng và nhạy cảm, được toàn dân, dư luận quốc tế và nhiều nước trên thế giới quan tâm, liên quan đến sự ổn định, phát triển sắp tới của đất nước thế nào; liên quan đến giữ gìn độc lập chủ quyền quốc gia của chúng ta thế nào; liên quan đến việc giải quyết quan hệ giữa ta với Trung Quốc làm sao - một người bạn láng giềng lớn thế này, muốn hay không phải ăn đời ở kiếp với nhau. Bây giờ xử lý thế nào cho đúng trước tình hình này? Đây là vấn đề rất lớn. Chúng ta phải tìm cách để chung sống với nhau một cách rất hòa bình, thân thiện, hữu nghị, hợp tác thì mới phát triển được. Thân thiện, hợp tác, nhưng đồng thời phải giữ được độc lập chủ quyền - cái khó là ở chỗ đó. Vừa rồi, Trung ương họp đã nghe báo cáo, thảo luận và đã có chủ trương. Sau đó là đến QH họp, ngay từ những ngày đầu tiên đã bổ sung vào chương trình kỳ họp, nghe báo cáo, thảo luận về tình hình ở Biển Đông. Chủ tịch QH, thay mặt cho QH, phát biểu tại phiên khai mạc, phiên bế mạc; QH ra Thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh những điểm rất quan trọng. Đây chính là chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta tuyên bố việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta là vi phạm pháp luật quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của chúng ta; trái với Thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Chúng ta nói thẳng thắn trước diễn đàn QH. Chúng ta phản đối, kịch liệt lên án yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của chúng ta, đi vào đàm phán, đối thoại, bàn. Chúng ta chủ trương đấu tranh một cách toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp, cả trên thực địa, cả bằng chính trị, ngoại giao, tuyên truyền, đối ngoại... Kết hợp nhiều biện pháp, nhưng mà với tinh thần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, không để xảy ra chiến tranh. Phải giữ cho được đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, giữ cho được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Nhà nước của chúng ta. Đồng thời phải giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Sau Trung ương họp, QH họp và đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến, thì các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng đã phát biểu ở nhiều diễn đàn khác nhau. Các đoàn thể, các địa phương đã lên tiếng. Có diễu hành, biểu tình phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chỉ có một sơ suất là chúng ta để một số phần tử quá khích, phần tử xấu lợi dụng việc này để phá hoại chúng ta. Nhưng ngay sau đó, chúng ta đã xử lý rất tốt. Tại Phiên họp thường kỳ tháng 6 vừa qua, Chính phủ một lần nữa bàn về vấn đề Biển Đông, bàn giải pháp để trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay giữ cho được độc lập chủ quyền. Và tất cả các cơ quan, đơn vị, các vùng, các miền phải có biện pháp theo sự chỉ đạo chung của Trung ương. Những ý kiến các bác góp ý tại buổi tiếp xúc hôm nay cũng là những việc Trung ương đang chỉ đạo, đang làm. Nhưng phải xác định đây là việc lâu dài, cơ bản, đụng chạm đến chủ quyền quốc gia... Cho nên, tại sao Trung ương nói: phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, kiên quyết, nhưng kiên trì, bằng nhiều biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp, chứ không thể nhấn mạnh một việc nào. Sắp tới còn phải tiếp tục đấu tranh, bằng tất cả các biện pháp. Và chúng ta chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, bằng con đường đàm phán, bằng tất cả các biện pháp, kể cả đấu tranh pháp lý. Chúng ta phải chuẩn bị cho tất cả mọi khả năng. Trong thời buổi bây giờ, không ai muốn xung đột, không ai muốn chiến tranh. Cho nên, mọi hành động, mọi lời nói, cử chỉ, việc làm đều phải tính toán rất tổng thể, toàn diện như vậy và chỉ đạo tập trung, thống nhất, phối hợp nhịp nhàng với nhau trên các mặt trận. Vừa qua chúng ta thấy phối hợp đấu tranh đã nhịp nhàng chưa? Cơ bản là rất tốt và nhịp nhàng chứ. Kết hợp đấu tranh trong nước, ngoài nước, vận động sự ủng hộ của quốc tế, các tuyên bố của các đoàn thể chính trị - xã hội... Đương nhiên, đây là vấn đề lâu dài, còn phức tạp. Chúng tôi rất hoan nghênh và cảm ơn các bác, các cử tri nói là hoàn toàn tin tưởng, ủng hộ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. QH tuyên bố nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước và khẳng định sẽ tiếp tục làm hết trách nhiệm của mình. Tinh thần rất đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng. Chúng ta cũng cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và nhân dân nhiều nước trên thế giới đã ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Đương nhiên bây giờ, lợi ích quốc gia, dân tộc rất lớn. Nước nào cũng phải nghĩ đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Cho nên, chúng ta cũng phải có cách để tạo sự đồng thuận cao một cách thực chất, thực lòng, huy động được sức mạnh tổng hợp. Và cũng cần hết sức chú ý khi nói nhân dân Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Người mà có âm mưu gây hấn, đặt giàn khoan, hay chiếm chỗ này, chỗ kia... khác với 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc. Chúng ta phải xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cha ông chúng ta đã làm bao nhiêu việc để xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị với Trung Quốc và các nước láng giềng khác...

Hai là, các ý kiến góp về chống tham nhũng, lãng phí, đây là vấn đề hầu như lần tiếp xúc nào cử tri cũng nêu. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo, giải trình và thực sự đây là sự quan tâm chung của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cả hệ thống chính trị và toàn dân ta. Chúng ta đã gọi đây là giặc nội xâm, là kẻ thù trong mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị. Thứ giặc trong lòng mình đánh mới khó, liên quan đến những người có chức, có quyền, có quan hệ lợi ích nhóm, tồn tích lại qua nhiều năm, đã ăn sâu - giải quyết đâu có đơn giản. Đây là mặt trận nóng bỏng nhưng cũng rất phức tạp và lâu dài. Như nhiều lần đã nói là thời nào cũng có, ở đâu cũng có, chế độ nào cũng có. Không to thì bé, không nhiều thì ít. Tùy mức độ, tài lãnh đạo, bản lĩnh và phương pháp đấu tranh của chúng ta để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, chứ còn không bao giờ hết được. Như nhiều cử tri nói là lãng phí nhiều khi còn nặng hơn cả tham nhũng. Phải chống cả tham nhũng và lãng phí. Thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cử tri đều thừa nhận là gần đây công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có chuyển biến, nhất là trong việc xét xử các vụ án lớn nghiêm minh hơn, kịp thời hơn, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn. Vừa rồi phát hiện ra những khâu yếu, khâu khó và chúng ta đang phải tập trung giải quyết. Nói đến chống tham nhũng, lãng phí thì có phòng chống. Trong phòng có rất nhiều việc phải làm. Phải xây dựng cơ chế để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng... Ví dụ trong khâu chống, có cả một hệ thống mắt xích. Trước hết là phải phát hiện được tham nhũng. Phát hiện cho đúng, cho trúng. Phát hiện ra rồi thì phải điều tra cho chính xác, không để oan sai hoặc để lọt tội phạm. Điều tra là khâu rất khó và cũng dễ xảy ra tiêu cực. Điều tra thế nào để không làm méo mó vụ án... Xét xử làm sao cho công minh, chính trực...

Một cái mới trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng vừa qua là cố gắng tìm ra khâu yếu, kém, khó để tập trung sức vào làm. Năm nay Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ tiếp tục thành lập các Đoàn kiểm tra để đôn đốc các cấp, không chỉ ở Trung ương mà kiểm tra ở các tỉnh, các huyện, các đơn vị. Chúng ta thành lập lại hệ thống Ban Nội chính là vì thế. Tuy nhiên, chúng ta cố gắng như vậy, quyết tâm như vậy, nhưng vì nó khó và phức tạp nên đòi hỏi chúng ta phải rất kiên quyết và rất kiên trì. Đúng như cử tri ở đây và cả nước nói là phải dựa vào dân. Các cơ quan pháp luật phải làm, nhưng phải dựa vào dân và đặc biệt cán bộ phải gương mẫu thì mới tạo được niềm tin. Một việc làm gương mẫu của cán bộ lãnh đạo người ta trông vào thì tự nhiên dân sẽ tin. Còn anh nói bao nhiêu chăng nữa, nhưng thấy có một việc không gương mẫu thì người dân không tin. Muốn chống lãng phí trước hết các cơ quan cầm tiền, cầm hàng phải chống lãng phí trước. Các cơ quan chống tham nhũng phải gương mẫu. Phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Công an thế nào, kiểm sát thế nào, tòa án thế nào, thanh tra thế nào - anh không trong sáng, bóp méo vụ việc đi thì hỏng ngay từ đầu. Nhân việc một số cử tri nêu vụ việc nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và ĐBQH có chất vấn công khai tại Kỳ họp thứ Bảy. Đúng như trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh là vừa rồi về phía Đảng, Ban Bí thư đã có chỉ đạo và đang giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác minh, sắp tới quyết định là cũng phải kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Và dù về hưu rồi vẫn phải làm nếu có dấu hiệu vi phạm, phải đến kiểm điểm ở cơ quan thanh tra của Chính phủ. Thái độ là không buông, không nhân nhượng hay cho qua. Nhưng quan trọng nhất là phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đừng bỏ lọt và không được để oan sai, không làm thay các cơ quan chức năng - nguyên tắc, phương châm của chúng ta là thế.

Sự kiện nổi bật

Tăng tốc, bứt phá trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng cao hơn 8%
Sự kiện nổi bật

Tăng tốc, bứt phá trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng cao hơn 8%

Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là "Kỷ cương, trách nhiệm; chủ động, kịp thời; tinh gọn, hiệu quả; tăng tốc, bứt phá", tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nghị quyết, kết luận của Đảng và Quốc hội, tập trung vào 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp chủ yếu và 185 nhiệm vụ cụ thể. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân khoảng 4,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8 - 1%...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1

Ngày 7.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương, khen thưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024. Đây cũng là lần thứ 3 các cầu thủ Việt Nam giành chức vô địch tại giải đấu này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025

Sáng 6.1, dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng

Sáng 6.1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12.2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long, Bình Phước
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long, Bình Phước

Tối 5.1, tại Quảng trường 6.1, trung tâm thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long (6.1.1975 - 6.1.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên quyết không để sai chồng sai trong xử lý vướng mắc các dự án
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên quyết không để sai chồng sai trong xử lý vướng mắc các dự án

Chiều 4.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo 1568 về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) đã làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án trên địa bàn Thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Chiều 4.1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP. Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP. Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Trị
Sự kiện nổi bật

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Trị

Ngày 4.1, Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã làm việc, thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì nước, vì dân, sắt son một lòng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì nước, vì dân, sắt son một lòng

Sáng 4.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng, Nhà nước tặng Lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất trong phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là lần thứ 3, lực lượng vũ trang Thành phố được tặng danh hiệu cao quý này.

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an
Chính trị

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an

Ngày 3.1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an trang trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.