Hà Giang

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn xác định công tác giải quyết việc làm đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Do đó, hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động luôn được huyện chú trọng, quan tâm.

Kết quả vượt kỳ vọng

Nhằm kịp thời cung ứng nguồn lao động đã qua đào tạo, nên hàng năm, huyện Mèo Vạc đều tiến hành rà soát, thống kê số người trong độ tuổi lao động không có việc làm; khảo sát nhu cầu học nghề của người dân; xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức đào tạo nghề tại các địa phương. Bên cạnh đó, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về việc học nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Qua đó, giúp người lao động có kiến thức để áp dụng, phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động
Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động

Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Huy Sắc cho biết, năm 2022, thông qua các chương trình giải quyết việc làm, huyện đã tạo việc làm cho 13.028 lao động, đạt 731,5% so với kế hoạch. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh là 8.896 lao động, đạt 995,08% so với kế hoạch. Số lao động tạo việc làm mới tại các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh 4.352 lao động đạt 486,8% so với kế hoạch năm.

Trưởng phòng Tư vấn - Giới thiệu việc làm, thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang Nguyễn Xuân Trường cho biết thêm, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã phát triển đa dạng với nhiều hình thức đào tạo phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán dân cư. Quá trình triển khai, các hình thức dạy nghề phù hợp với từng nhóm đối tượng trên địa bàn.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, huyện Mèo Vạc đã giải quyết việc làm mới cho trên 7.000 lao động đạt 360%/ kế hoạch năm, trong đó đi xuất khẩu lao động và làm việc ngoài huyện cho trên 1.200 lao động, đạt trên 100 % kế hoạch. Thực hiện mở 19 lớp đào tạo nghề cho 660 lao động, đạt 120% kế hoạch. Huyện tổ chức các đoàn đến tham quan hướng nghiệp, khảo sát thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Qua đó, giúp nâng cao năng lực, đổi mới nội dung công tác hướng nghiệp gắn với yêu cầu của thị trường lao động...

Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề

Hiện nay, huyện Mèo Vạc có trên 52.400 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,43% tổng dân số. Trong đó, trên 71% là lao động nông thôn, chủ yếu tham gia sản xuất nông - lâm nghiệp. Mặc dù, nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên không đáp ứng được trình độ chuyên môn, kỹ thuật của các doanh nghiệp.

Năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho các lao động địa phương được tiếp cận 256 dự án theo Chương trình vốn vay giải quyết việc làm, bằng nguồn vốn ủy thác địa phương, với tổng số tiền cho vay trên 21,3 tỷ đồng. Số lao động được giải quyết việc làm thông qua các dự án này là 256 lao động. Tổng số thu hồi trong năm đạt 5.920 triệu đồng (Báo cáo số 259/BC-UBND ngày 5.4.2023 của UBND huyện Mèo Vạc ).

Anh Sùng Mí Dơ, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc chia sẻ “Trước đây, công việc của tôi chủ yếu là làm nương rẫy nên chỉ đủ ăn chứ không dư giả gì; sau khi được cán bộ tuyên truyền, tôi đã tham gia phiên giao dịch việc làm của tỉnh và được giới thiệu vào công nhân tại Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Tôi không có trình độ chuyên môn nên cũng chỉ làm những việc tay chân. Thôi thì cứ làm được ngày nào hay ngày đấy dù gì đi làm như thế này thu nhập vẫn tốt hơn làm nương rẫy”.

Phó trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mèo Vạc Trần Thị Lan cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện những năm qua vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, trình độ người dân còn nhiều hạn chế, nhiều lao động chỉ thích làm việc thời vụ, không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Việc tuyên truyền chủ trương, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm chưa được thường xuyên, hình thức triển khai chưa phong phú. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn có nơi chưa gắn kết với nhu cầu tuyển dụng và chủ yếu được dạy lưu động tại các xã. Đáng nói, người học sau khi tốt nghiệp có việc làm với mức thu nhập không cao nên việc duy trì việc làm của người lao động thiếu bền vững.

“Trước thực trạng đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động, liên kết vùng để cung ứng lao động và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp đối với người dân, nhất là học sinh các trường THCS, THPT và Phổ thông Dân tộc Nội trú. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người lao động và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.” bà Lan nhấn mạnh.

Địa phương

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa
Địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), sáng 24.4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh đến thăm, tặng quà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tiêu biểu đang sinh sống trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. 

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.