Đắk Lắk: Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa

Một dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng tại tỉnh Đắk Lắk triển khai hơn 10 năm nay, dự án gần như “phá sản”, chuồng trại bỏ hoang, không bóng một con bò, trong khi diện tích rừng hàng trăm hecta gần như bị xóa sổ.

Mới đây, một số hộ dân ở xã Ea Kiết có đơn gửi Huyện ủy Cư M’gar và nhiều cơ quan chức năng, phản ánh công ty TNHH chăn nuôi Phúc Lâm (công ty Phúc Lâm) có trụ sở tại thôn 2, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) nhiều năm trở lại đây không thực hiện chăn nuôi bò và trồng cỏ. Hiện nay, công ty này sử dụng đất sai mục đích, tiến hành trồng bắp, lúa và các loại cây trồng khác lên đến cả trăm hecta.

Huyện ủy Cư M’gar đã chuyển đơn của người dân đến UBND huyện yêu cầu kiểm tra, báo cáo. Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, mới đây, UBND xã Ea Kiết tiến hành kiểm tra hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của công ty Phúc Lâm.

Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng của công ty Phúc Lâm nhìn từ trên cao

Thông tin từ UBND xã Ea Kiết, quá trình kiểm tra ghi nhận, công ty này đã thu hồi một số diện tích bị người dân lấn chiếm để tiến hành trồng bắp, một số vùng trũng thì tiến hành trồng lúa. Ngoài ra, công ty này còn có hợp đồng giao khoán diện tích 2 hecta cho một cá nhân để thực hiện việc trồng tỉa bắp, trồng lúa và thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ. Ngoài ra, còn có 3 hecta công ty này tự ý cày xới và trồng bắp tại trại chăn nuôi bò 1. Nhiều diện tích được giao cho công ty hiện cũng bị người dân xâm chiếm trồng tỉa hoa màu. Công ty cũng không nắm bắt được diện tích bị xâm chiếm là bao nhiêu, không biết đối tượng là ai.

Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Cả trăm hecta rừng nay biến thành rẫy trồng bắp, lúa

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đại biểu Nhân Dân, vào tháng 10.2013, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản bổ sung vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung của tỉnh và liên kết thực hiện dự án trồng cỏ nuôi bò tại huyện Cư M’gar. Trong đó, đồng ý chủ trương bổ sung 171 hecta thuộc các khoảng 1,2,3,4 tiểu khu 550, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar vào quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020 của tỉnh.

Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Tại khu vực dự án hiện chỉ còn lưa thưa vài cây rừng

Đến tháng 8.2014, UBND tỉnh có văn bản cho phép doanh nghiệp tư nhân Phúc Huy (công ty Phúc Huy) và công ty TNHH MTV lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (công ty Buôn Ja Wầm) được triển khai dự án phát triển chăn nuôi bò và trồng cỏ trên diện tích 43,5ha đất trống có rừng tại tiểu khu 550, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar theo tham mưu của Sở NN&PTNT tỉnh. Đồng thời đưa vào khoanh nuôi, bảo vệ 127,5ha đất có rừng tự nhiên.

Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Trang trại bỏ hoang, không có dấu hiệu của hoạt động chăn nuôi

Trong quá trình thực hiện dự án, công ty Phúc Huy đã chuyển nhượng vốn góp với công ty Buôn Ja Wầm cho công ty cổ phần tập đoàn Vạn Thương Sài Gòn (công ty Vạn Thương Sài Gòn). Năm 2015, công ty Buôn Ja Wầm và công ty Vạn Thương Sài Gòn đã thành lập công ty 2 thành viên, đặt tên công ty TNHH chăn nuôi Phúc Lâm

Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Nhà điều hành đổ nát hoang tàn

Báo cáo mới đây vào tháng 4.2024 của công ty Phúc Lâm gửi công ty Vạn Thương Sài Gòn, tính 31.12.2023, số liệu mà công ty Buôn Ja Wâm làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện Cư M’gar, thống nhất số liệu về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2023, thì diện tích đất có rừng hiện chỉ còn 55,22 hecta, đất không có rừng là 116,93 hecta.

Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng biến thành rẫy bắp, ruộng lúa -0
Dự án trồng cỏ chăn nuôi bò thế nhưng thay vào đó là những rẫy bắp...

Còn theo ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng của công ty Phúc lâm gần như phá sản. Tại đây, có 2  trại bò bỏ hoang, không có bất kỳ còn bò nào; nhà điều hành cấp 4 để không, xuống cấp, không người trông coi. Diện tích rừng gần như xóa sổ, hàng chục hecta đất rừng đã biến thành các rẫy bắp, ruộng lúa xanh mướt; một vài khu vực chỉ còn lưa thưa cây rừng...

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung
Xã hội

Chỉ thị 40 - "Cú hích" để tín dụng chính sách tại Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Thu nhận mẫu ADN từ thân nhân các liệt sĩ
Đời sống

Thu nhận gần 9.000 mẫu AND thân nhân liệt sĩ

Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chánh Văn phòng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết: VEC vừa có phương án tổ chức giao thông tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và Đoạn Km50+530 - Km57+581 (Đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng
Xã hội

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng

Làng Từ Vân từ lâu đã được biết đến là một trong những địa phương có truyền thống làm nghề thêu cờ ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Thế nhưng, trước bối cảnh nghề truyền thống bị mai một, không còn kiếm đủ thu nhập cho gia đình nên số lượng người bám trụ được với nghề khá hiếm hoi.

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác
Đời sống

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, toàn thể các Đảng viên trong Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các Trưởng các Phòng/Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cùng Giám đốc các Chi nhánh, các công ty con trong hệ thống Vietcombank vừa vinh dự tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4
Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các chứng tích về tội ác và hậu quả của chiến tranh tại Việt Nam, là một trong những điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế khi đến TP. Hồ Chí Minh dịp lễ 30.4.