Công an Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão Yagi

Để chủ động ứng phó trước những diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), có nguy cơ gây mưa, sóng lớn và nước biển dâng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân, Công an Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng các phương án phòng, chống mưa bão, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.

Lực lượng Công an Hà Tĩnh tại các cấp đều quán triệt tinh thần theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”, phối hợp với cấp uỷ chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phòng, chống bão; nâng cao năng lực ứng phó và tham gia cứu nạn khi có mưa bão xảy ra. Tuyên truyền người dân làm tốt công tác phòng, chống mưa bão và các kỹ năng cần thiết khi mưa bão tới để hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản.

Công an Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão Yagi -0
Công an huyện Lộc Hà giúp dân thu dọn lúa. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại mưa bão có thể gây ra, lực lượng Công an toàn tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là lực lượng công an cấp cơ sở đã chủ động bố trí thường trực quân số 24/24h, chuẩn bị các phương tiện và lực lượng cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng di dời dân và đồ đạc, tài sản của người dân ở vùng ảnh hưởng đến nơi tránh trú an toàn. Hỗ trợ người dân, nhất là người dân tại các khu vực dự báo chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, phát quang cây cối, chằng chống nhà cửa đảm bảo kiên cố, an toàn. Đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng, chống tình trạng tội phạm lợi dụng thực hiện trộm cắp tài sản của người dân khi mưa bão tới.

Đối với các khu vực dễ xảy ra ngập lụt, sạt lở lực lượng công an xã đã chủ động rà soát có phương án di dời người dân và tài sản ra khu vực an toàn, đồng thời triển khai cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm để người dân chủ động phòng tránh, phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.

Công an Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão Yagi -0
Công an huyện Hương Sơn giúp dân trước ảnh hưởng của mưa bão. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Hà Tĩnh có đường bờ biển dài, với nhiều địa phương người dân sinh sống bằng nghề chài lưới trên biển, trước thông tin cơn bão số 3 với cường độ mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Hà Tĩnh, lực lượng công an đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống mưa bão và các kỹ năng cần thiết trong mùa mưa bão; kêu gọi, hướng dẫn người dân trên địa bàn, nhất là các ngư dân hoạt động ven biển, kể cả các ngư dân từ các địa phương khác hoạt động trên vùng biển thực hiện việc neo đậu tàu thuyền, vào bờ trú bão an toàn. Tính đến hiện tại, hầu hết số tàu thuyền của ngư trên địa bàn và ngoại tỉnh đã vào neo đậu cố định trên địa bàn, không có tàu thuyền hoạt động ở vùng nguy hiểm.

Công an Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão Yagi -0
Công an Hà Tĩnh sẵn sàng các điều kiện phục vụ công tác phòng chống bão. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Theo dự báo, cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, gây mưa lớn trên diện rộng địa bàn Hà Tĩnh và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh hoạt của người dân. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đến nay công tác phòng, chống mưa bão trên địa bàn Hà Tĩnh đã được lực lượng Công an chủ động triển khai, tất cả đã sẵn sàng xử lý mọi tình huống ứng phó với mưa bão.

Tuy nhiên, để hạn chế thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra, bên cạnh công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn của lực lượng công an cũng như các cơ quan ban ngành địa phương thì mỗi người dân cần chủ động trong phòng, chống mưa bão, thường xuyên theo dõi tin tức nằm tình hình về đường đi của bão, sức ảnh hưởng, để có kế hoạch ứng phó kịp thời.

Công an Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão Yagi -0
Công an huyện Nghi Xuân tặng phao cứu sinh giúp dân ứng phó với mưa bão. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Trong ngày 6.9, các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng đã đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó bão số 3. Lãnh đạo tỉnh, ngành chức năng Hà Tĩnh đề nghị các địa phương theo dõi sát diễn biến của bão số 3, chủ động các phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.