Cô gái 21 tuổi co giật, tổn thương tim do uống lọ thuốc có màu đỏ

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, vừa qua, Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân nữ 21 tuổi - Hà Nam, biểu hiện bệnh là tình trạng hôn mê sâu, co giật mạnh toàn thân, chân tay co quắp, nôn mửa...

Diễn biến của bệnh nhân ngày càng nặng với tụt huyết áp, tổn thương cơ tim, hạ can xi máu, sốc tim, suy tim rất nặng, loạn nhịp tim, phù phổi, suy thận.

Ngay từ khi tiếp nhận bệnh nhân, lập tức các bác sĩ đã tiến hành các biện pháp cấp cứu hồi sức, dùng thuốc hỗ trợ tim mạch liều cao, lọc máu, kiểm soát co giật.

Cô gái 21 tuổi co giật, tổn thương tim do uống lọ thuốc có màu đỏ -0
Bệnh nhân hiện đang điều trị tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, theo gia đình bệnh nhân kể, khoảng 05 giờ ngày 06/02, gia đình phát hiện thấy bệnh nhân trong tình trạng co giật, trợn mắt, đại tiểu tiện không tự chủ, bên cạnh có ống thuốc màu đỏ nghi là thuốc diệt chuột. Cả tim và não của bệnh nhân tổn thương rất nặng, nhịp tim rất nhanh và quả tim đập rất yếu, mất gần hết trương lực. Bệnh nhân đang có chuyện buồn, gia đình nghi tự tử.

Với các biểu hiện ngộ độc đặc trưng, mẫu ống nhựa màu hồng không nhãn mác, cùng với xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân tìm thấy hóa chất diệt chuột fluoroacetate, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc hóa chất diệt chuột fluoroacetate.

Hóa chất diệt chuột fluoroacetate/fluoroacetamide ở các dạng: ống nước nhỏ bằng nhựa hoặc thủy tinh chứa dung dịch màu hồng, dung dịch không màu, màu nâu, hoặc gói hạt gạo hồng, tất cả không có nhãn mác hoặc có thì hoàn toàn chữ Trung Quốc và khi Trung tâm Chống độc nhờ phiên dịch thì không có thông tin về hóa chất bên trong.

Đây là loại hóa chất diệt chuột có độc tính cực cao với tim mạch, với thần kinh, gây co giật, hôn mê, tổn thương não nặng, tổn thương cơ tim, suy tim cấp, loạn nhịp tim, sốc tim, cùng với biểu hiện đặc trưng là hạ can xi. Trường hợp ngộ độc nặng có thể tổn thương và suy đa tạng.

Cô gái 21 tuổi co giật, tổn thương tim do uống lọ thuốc có màu đỏ -0
Loại thuốc diệt chuột bệnh nhân đã uống được người nhà cung cấp cho bệnh viện

Hóa chất này là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp tử vong do ngộ độc thuốc diệt chuột của những năm 1990 và đầu những năm 2000, tỷ lệ tử vong rất cao. Hóa chất diệt chuột fluoroacetate/fluoroacetamide đã bị cấm cả ở Việt Nam và Trung Quốc nhiều năm qua.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây loại hóa chất này đã được bán trở lại ở các điểm bán hóa chất bảo vệ thực vật không được kiểm soát, các hàng bán rong, trên internet, đặc biệt các trang mạng xã hội và gây ra nhiều trường hợp ngộ độc nặng, có trường hợp đã tử vong.

Trường hợp bệnh nhân nữ ở đây gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có bảo hiểm y tế, gia đình liên tục xin về để tử vong tại nhà, tuy nhiên các bác sỹ đã thuyết phục gia đình cho bệnh nhân ở lại điều trị, đồng thời vận động tài trợ và được nhà tài trợ hỗ trợ các quả lọc máu (trị giá khoảng 30 triệu đồng).

Bệnh nhân đã diễn biến rất nặng, có giai đoạn tưởng chừng khó qua khỏi, tuy nhiên đã cải thiện dần và hiện đang hồi phục tốt, tỉnh táo trở lại, tình trạng tim mạch ổn định và đã được rút ống nội khí quản, tự thở với hỗ trợ một phần từ ô xy, cần điều trị tiếp nhưng tiên lượng khả quan.

Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, khi mua hóa chất bảo vệ thực vật nói chung phải mua ở quầy kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật hoặc cơ sở có đăng ký. Chỉ mua các sản phẩm có đăng ký lưu hành trong nước và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Khi mua phải có đầy đủ thông tin rõ ràng về hóa chất. Sử dụng hóa chất diệt chuột phải xa và cách biệt hẳn so với nơi ở, nơi ăn uống, đặc biệt xa thức ăn, nước uống, xa trẻ em (Trẻ em không thể với tới hoặc mở ra được).

Gia đình có người bị bệnh tâm thần hoặc lẫn lộn thì không nên để các hóa chất độc trong khuôn viên nhà ở. Không dự trữ các hóa chất độc hại, bao gồm hóa chất diệt chuột tại gia đình. Với cơ quan quản lý, cần quản lý chặt các sản phẩm hóa chất diệt chuột, cấm bán và sử dụng hóa chất diệt chuột loại này đồng thời xử lý nghiêm những người vi phạm.

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.