Chung một con đường

Với riêng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào thì niềm vinh dự dường như nhân đôi vì được đón Tổng bí thư, Chủ tịch QH ta và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu cấp cao nước ta trong ngôi nhà mới khang trang, vừa được khánh thành trước khi Đoàn đến vài giờ đồng hồ. Chia sẻ niềm vui lớn này, nhiều thành viên trong Đoàn đều chung cảm nhận: đây có lẽ là một trong không nhiều cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài có trụ sở làm việc hoành tráng như ở Lào

Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa DCND Lào từ ngày 20 đến 22.6 vừa qua, Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đến thăm cán bộ, nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt đang học tập, sinh sống ở nước bạn Lào.

Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào Ảnh: Trí Dũng
Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào
Ảnh: Trí Dũng

Cán bộ, nhân viên cơ quan đại diện của ta cũng như bà con kiều bào hồ hởi bày tỏ niềm vinh dự, xúc động được cùng với nhân dân Lào đón Người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta sang thăm hữu nghị chính thức đất nước Chămpa xinh đẹp, thanh bình và mến khách. Với riêng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào thì niềm vinh dự dường như nhân đôi vì được đón Tổng bí thư, Chủ tịch QH ta và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu cấp cao nước ta trong ngôi nhà mới khang trang, vừa được khánh thành trước khi Đoàn đến vài giờ đồng hồ. Chia sẻ niềm vui lớn này, nhiều thành viên trong Đoàn đều chung cảm nhận: đây có lẽ là một trong không nhiều cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài có trụ sở làm việc hoành tráng như ở Lào.

Không chỉ là nơi cơ quan đại diện của Việt Nam có trụ sở hoành tráng nhất, Lào cũng là một trong những địa bàn có đông người Việt sinh sống lâu đời, được tổ chức quy củ và có nhiều hoạt động vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hiếm có giữa Việt Nam và Lào. Hiện nay, trong tổng số 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài thì cộng đồng người Việt ở Lào là hơn 30 nghìn người. Đấy là chưa kể đội ngũ khoảng 200 doanh nhân Việt Nam đang có hoạt động hợp tác đầu tư làm ăn tại Lào. Theo Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet, một trong những điểm đến của Đoàn trong chuyến thăm, thì cộng đồng người Việt tại Lào, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ nghiêm túc tuân thủ luật pháp của Lào mà đã và đang đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của Lào nói chung, trong đó có sự tăng trưởng của Savannakhet. Trên quê hương của Chủ tịch Cayxon Phomvihan, Việt Nam hiện là một trong ba quốc gia có tổng mức đầu tư lớn nhất với 23 dự án và số vốn 141 triệu USD. Dẫu chưa phải là con số đầu tư lớn nhất, nhưng kết quả cụ thể của các hoạt động hợp tác về kinh tế đã cho thấy sự gắn bó tin cậy, quyết tâm làm ăn lâu dài của các doanh nghiệp ta trên đất bạn. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, chắc hẳn bạn phải có điều kiện pháp lý rộng mở và môi trường đầu tư thông thoáng thì các doanh nhân Việt Nam mới mạnh dạn mở rộng và tiến hành suôn sẻ các hoạt động đầu tư sang nước bạn Lào.

Tăng cường hợp tác về kinh tế có lẽ là một trong những bước đi bền vững và thiết thực để củng cố và thắt chặt thêm quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Đánh giá cao việc các doanh nghiệp Việt Nam triển khai ngày càng nhiều các hoạt động hợp tác đầu tư tại Lào, song, Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý, mối quan hệ giữa ta với bạn là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt hiếm có và hợp tác toàn diện, vậy nên các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nghiệp ta tại Lào không chỉ thuần túy tính toán lỗ lãi. Triển khai đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng các công trình, dự án hợp tác với bạn là cần thiết, nhưng cần tránh tình trạng doanh nghiệp ta cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình tìm kiếm và xúc tiến các dự án đầu tư trên đất bạn.

Cùng chung cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương, Lào là một trong những địa bàn hoạt động cách mạng truyền thống của Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở Lào giàu lòng yêu nước, có chí khí cách mạng kiên cường, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam cũng như của Lào, được cả Nhà nước ta và bạn tặng thưởng Huân chương kháng chiến. Đây là biểu hiện sinh động của quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hiếm có trên thế giới giữa Việt Nam và Lào. Gia đình Việt kiều Trần Đèng ở tỉnh Savannakhet là một trong những gia đình như vậy. Quê gốc ở Quảng Bình, tham gia hoạt động giúp cách mạng ở nước bạn từ những năm 1949 – 1950, đến nay, nhiều người trong đại gia đình 62 thành viên này đã mang quốc tịch Lào, nhưng không quên cội rễ con Lạc cháu Hồng. Đón Tổng bí thư, Chủ tịch QH và Phu nhân đến thăm gia đình là con cháu bác Trần Đèng trong những tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam. Việt kiều Trần Đèng cho biết, hàng năm, ông đều tổ chức cho gia đình về thăm quê, sống trên đất Lào đã lâu nhưng gia đình vẫn giữ nếp sinh hoạt như ở Việt Nam, ông bà, bố mẹ và con cháu nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

Không gắn bó với Việt Nam bằng sợi dây huyết thống, gia đình cụ Xida Phumxavan, 93 tuổi, biết và thương mến dân tộc Việt Nam thông qua người anh trai của mình là cố Chủ tịch Nuhac Phumxavan. Trong ngôi nhà do cha mẹ để lại ở tỉnh Savannakhet, treo trang trọng bên cạnh ảnh cố Chủ tịch Nuhac Phumxavan là bức chân dung cỡ lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Xida Phumxavan khoe với Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, trong đại gia đình 7 người con, 22 cháu và 12 chắt của mình, cụ có người con gái, năm nay đã 75 tuổi, vẫn luôn nói tiếng Việt.

Ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam được nhắc nhớ và tôn vinh trong câu chuyện của một gia đình người Lào. Hơn thế, tại Savannakhet, kể từ khi có Trung tâm dạy tiếng Việt (do thành phố Đà Nẵng đầu tư xây tặng), ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam (thông qua sự chỉ dẫn của các giáo viên người Việt) đều đặn vang lên trong các buổi học chữ, học bài của các em học sinh Lào. Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cho rằng, phong trào học tiếng Việt trên đất bạn Lào nên được mở rộng, người học trước dạy người học sau, như vậy sẽ ngày càng nhiều người Lào biết tiếng Việt; và ngược lại, sẽ ngày càng nhiều người Việt học được tiếng Lào. Món quà giản dị, ấm áp mà Người đứng đầu Đảng ta cùng Phu nhân gửi tặng thầy trò và bà con Việt kiều nơi đây là bộ sách học tiếng Việt.

Người Lào nói tiếng Việt và nói một cách rất chính trị, tình cảm. Người Việt coi quê hương Lào như quê hương Việt Nam. Lào coi Việt Nam là người bạn chiến lược, thủy chung và thân thiết. Nhiều bà con Việt kiều đã có 4 thế hệ sinh sống ở Lào, sinh con đẻ cái và thụ hưởng nền giáo dục của bạn. Sự gắn bó bền chặt, tin cậy và đùm bọc giữa nhân dân hai nước có lẽ là cơ sở vững chắc nhất để Lãnh đạo cấp cao hai nước một lần nữa khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược và quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt – Lào trong thời kỳ mới; coi đây là quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước,

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxon Phomvihan cùng các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai nước dày công vun đắp là tài sản chung vô giá của hai dân tộc Việt Nam – Lào. Mối quan hệ này được xây dựng bằng mồ hôi, công sức và xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào. Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cho rằng, giữ gìn mối quan hệ Việt – Lào là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Mỗi người Việt Nam, nhất là những người làm công tác ngoại giao và bà con Việt kiều tại Lào, đều có trách nhiệm tiếp tục xây dựng và vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam – Lào ngày càng bền vững, ngày càng sâu sắc. Là người Việt Nam sống trên nước bạn Lào, mỗi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và bà con Việt kiều cần luôn nhớ rằng, Lào là anh em, thủy chung, trong sáng. Do vậy, từ việc làm cụ thể đến nếp suy nghĩ và tình cảm luôn giữ gìn mối quan hệ này. Như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp bạn cũng là giúp mình.

Khi chuyên cơ chở Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu cấp cao nước ta giảm độ cao để chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Wattay, Thủ đô Vientiane, điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy là dòng Mekong. Tới Vientiane, với diện tích gần 4 nghìn km2 và dân số chưa đến 800 nghìn người, chạy xe khoảng 10 - 15 phút từ trung tâm Thủ đô, chúng tôi đã đứng bên bờ sông Mekong. Ở Savannakhet, trước mặt khách sạn Daosavanh, nơi nghỉ của Đoàn trong thời gian thăm tỉnh, là dòng Mekong. Mekong, sau khi chảy qua Thái Lan, Lào và Campuchia sẽ vào Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông.

Không chỉ cùng thụ hưởng nguồn dinh dưỡng từ Mekong, Việt Nam và Lào còn có chung cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương. Hai dân tộc đã từng chung một chiến hào, cùng chiến đấu và cùng chiến thắng, giành độc lập tự do cho dân tộc mình. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển của mỗi nước, Việt Nam và Lào cùng đi chung con đường chủ nghĩa xã hội.

Với sự ủng hộ, gắn bó và đùm bọc mạnh mẽ của nhân dân hai nước, tin rằng, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tin cậy, đoàn kết đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc trong giai đoạn mới sẽ tiếp tục đơm hoa kết trái, cùng nhau xây dựng thành công một nước Việt Nam và nước Lào giàu mạnh, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới.

Theo dòng sự kiện

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới
Chính trị

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức CH Séc từ ngày 18 - 20.1.2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ CH Séc Petr Fiala, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Séc, ông Dương Hoài Nam về sự kiện này. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Sáng 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới", nêu bật những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết. Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư
Theo dòng sự kiện

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư

Chiều 2.1, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng nêu rõ, nhiệm vụ được giao của vùng Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Kỳ vọng và trách nhiệm đặt trên vai của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên là vô cùng quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 2.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Ngày 31.12.2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Nghị định chính thức có hiệu lực vào hôm nay, ngày 1.1.2025.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
Theo dòng sự kiện

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3.2.1930 - 3.2.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).