Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, kiên trì để đến đích

Quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thời gian qua gặp không ít khó khăn: thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu…

Chiều 29.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" đã làm việc với UBND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, kiên trì để đến đích -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc

Thiếu giáo viên và cơ sở vật chất

Là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu, Phong Thổ có 17 xã và thị trấn, trong đó có 12 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Tính đến năm học 2022 - 2023, toàn huyện có  51 trường, 989 lớp, 26.954 học sinh và 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên  -  Giáo dục nghề nghiệp với tổng số 5 lớp, 155 học viên.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, UBND huyện đã giao cho Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học trên địa bàn căn cứ số giáo viên có trình độ chuyên môn tương ứng với các bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý… để sắp xếp giảng dạy khoa học đáp ứng dạy đủ, đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, quá trình triển khai tại địa phương cũng gặp không ít khó khăn: còn tình trạng thiếu giáo viên ở một số trường trên cùng địa bàn; trình độ, kỹ năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận công nghệ mới trong quản lý và dạy học ở một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế. Việc tích hợp các môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS gây khó khăn cho các đơn vị trong bố trí giáo viên giảng dạy; cơ cấu giáo viên các môn tại một số nhà trường không đồng đều. 

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học, đặc biệt với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhiều trường còn thiếu phòng học chức năng, phòng học bộ môn, diện tích sân chơi bãi tập chưa bảo đảm.

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, kiên trì để đến đích -2
Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ Trần Bảo Trung kiến nghị nhiều nội dung với Đoàn giám sát

UBND huyện Phong Thổ kiến nghị các cấp hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường, lớp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu để thực hiện chương trình mới.

UBND huyện cũng đề nghị đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho ngành giáo dục, nhất là tự chủ về đội ngũ và tài chính. Sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần; bảo đảm đủ giáo viên cho ngành giáo dục.

Cân đối nguồn lực để đầu tư cho giáo dục

Tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn giám sát quan tâm tới tình trạng thiếu giáo viên các môn Tiếng Anh và Tin học tại huyện Phong Thổ. Năm 2022, UBND huyện tuyển dụng được 39 biên chế  giáo viên  cho  năm  học  2022 - 2023, nhưng không có giáo viên Tin học và Tiếng Anh. Để bảo đảm giáo viên Tin học và Tiếng Anh, huyện thực hiện dồn dịch các điểm trường lẻ đối với các nơi có đủ điều kiện, sáp nhập các trường có quy mô nhỏ, để có thể giảm số lớp/trường.

Giai đoạn trước năm 2020, huyện Phong Thổ đã sáp nhập từ 65 trường còn 48 trường, đưa học sinh về trung tâm để nâng cao chất lượng. Năm học 2022 - 2023 ưu tiên tối đa việc đưa học sinh lớp 3 về trung tâm để 100% học sinh được học trực tiếp môn Tiếng Anh và Tin học.

Một số thành viên Đoàn giám sát băn khoăn về việc sáp nhập điểm trường về trường chính, sẽ gây tình trạng thiếu phòng học ở trường chính và thừa phòng học ở các điểm trường, nhất là khi số phòng tạm, học nhờ cần bổ sung thay thế hiện nay có 36 phòng và phòng học bộ môn còn thiếu nhiều (đã có 46 phòng, cần bổ sung 158 phòng)…

Đoàn giám sát cũng tập trung làm rõ các nội dung: tập huấn giáo viên; việc lựa chọn sách giáo khoa cũng như giá sách giáo khoa với học sinh vùng khó; bố trí giải ngân vốn cho cơ sở vật chất dạy và học trên địa bàn huyện; sự khớp nối kiến thức với các học sinh học chương trình cũ ở lớp dưới nhưng học chương trình mới ở lớp trên; đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, nhiều học sinh dân tộc thiểu số, cha mẹ không có điều kiện quan tâm hỗ trợ con học tập…

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, kiên trì để đến đích -1
Thành viên Đoàn giám sát tập trung làm rõ nhiều nội dung tại cuộc làm việc

Ghi nhận nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm của các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, cũng như vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, vai trò chủ động của Ban giám hiệu các nhà trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nhận xét, thời gian qua, huyện đã huy động sức mạnh tổng thể, chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ để triển khai bước đầu chương trình giáo dục phổ thông mới; chọn đúng trọng tâm, cân đối nguồn lực đang có để đầu tư cho giáo dục.

Tuy nhiên, là huyện miền núi, biên giới, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, Phong Thổ có nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khẳng định đổi mới giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cần có lộ trình, thời gian chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, quyết tâm, kiên trì để đến đích, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị huyện thu hút nhiều nguồn lực chăm lo cho giáo dục, đồng thời có tiếng nói mạnh mẽ để nhà nước hỗ trợ nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất - yếu tố rất quan trọng khi triển khai chương trình. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định việc thực hiện thành công chương trình, bởi vậy, huyện cần tạo điều kiện cho nhà giáo làm việc ổn định, và kiến nghị các chính sách để thầy cô yên tâm gắn bó với nghề.

Chính trị

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.