Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản

Sáng 27.7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), kiêm Cố vấn đặc biệt của nội các Chính phủ Nhật Bản Maeda Tadashi. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản -6
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) Maeda Tadashi. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao chuyến thăm, làm việc của Chủ tịch JBIC kiêm Cố vấn đặc biệt Meadea Tadashi và các cuộc trao đổi hiệu quả với lãnh đạo Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương và một số bộ ngành của Việt Nam. Trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chuyến thăm và các nội dung làm việc lần này góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước. 

Chủ tịch JBIC Maeda Tadashi bày tỏ vui mừng được gặp lại Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7.2022; cho biết, sau chuyến thăm đã nhận nhiệm vụ làm cố vấn triển khai các sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản liên quan đến việc thúc đẩy trung hoà cacbon, do đó, chuyến thăm Việt Nam lần này ngoài lãnh đạo JBIC còn có đại diện các cơ quan quản lý của Nhật Bản.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản -1
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) Maeda Tadashi phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại các cuộc họp của G20 trong năm 2022, Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 Châu Á (AZEC); Khối G7 cũng đang tập trung triển khai sáng kiến về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Chia sẻ một số thông tin về hai sáng kiến này và các hoạt động triển khai cụ thể của Nhật Bản, Chủ tịch JBIC cũng nhận định, JETP chủ yếu tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong khi lại chưa đưa vào nội dung trọng tâm về nghiên cứu ứng dụng, nâng cao các nguồn năng lượng hoá thạch, khí hoá lỏng, khí thiên nhiên...

Cùng với đó, cơ chế tài chính theo sáng kiến JETP hiện cũng chưa đủ rõ ràng, các con số cam kết trong JETP chủ yếu được từng quốc gia đưa ra trên cơ sở tình hình cụ thể của mình. Các tổ chức tài chính thực hiện JETP cũng rất hạn chế cho vay, đầu tư các dự án năng lượng hoá thạch. Nhiều cơ chế tài chính hiện nay cũng đang gặp khó khăn trong các hoạt động cho vay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) Maeda Tadashi. Ảnh: Lâm Hiển

Trong bối cảnh đó, ông Meadea Tadashi cho biết, để triển khai thực hiện JETP, JBIC đã cam kết khoản hỗ trợ 300 triệu USD qua Ngân hàng Vietcombank để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo. Nhật Bản cũng cam kết cho vay với mức lãi suất bằng 0 hoặc lãi suất rất thấp với điều kiện cho vay tốt hơn.

Đối với sáng kiến AZEC, ông Meadea Tadashi nêu rõ, hiện đang được phía Nhật Bản triển khai rất tích cực. Trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam lần này, phía Nhật Bản đã đề xuất và mong muốn phía Việt Nam sớm thành lập nhóm công tác chung triển khai AZEC để có các kế hoạch, hành động cụ thể. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý rất quan trọng của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ, Australia cũng sẽ có sự phối hợp, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu, Nhật Bản đã thành lập khuôn khổ để hỗ trợ Việt Nam về vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản -5
Quang cảnh buổi tiếp. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn những chia sẻ của ông Meadea Tadashi về những vấn đề quan trọng hiện nay, đặc biệt là chuyển đổi năng lượng. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, chuyển đổi năng lượng là quá trình tất yếu, khách quan, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và mang tính chất toàn cầu mà không nước nào đứng ngoài cuộc được. Xuất phát từ quan điểm đó, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhấn mạnh vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng trong tiến trình chuyển đổi năng lượng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nhiều diễn đàn quốc tế hiện mới chủ yếu đề cập đến chuyển đổi năng lượng mà chưa đề cập đến an ninh năng lượng, cân đối năng lượng - cân đối vĩ mô có thể xếp lên hàng đầu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản -3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) Maeda Tadashi. Ảnh: Lâm Hiển

Khẳng định lại quan điểm chuyển đổi năng lượng phải là quá trình chuyển đổi công bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích - chi phí không chỉ phải đối với Nhà nước mà còn với người tiêu dùng và cả các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu theo đuổi chuyển đổi năng lượng mà gây ra bất ổn cho kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong đời sống xã hội thì việc chuyển đổi sẽ không đạt mục tiêu. 

Cùng với đó, theo Chủ tịch Quốc hội, chuyển đổi năng lượng phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia, không chỉ cần quan tâm đến các dự án về nguồn điện mà còn phải chú trọng các dự án về truyền tải điện.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, vì chuyển đổi năng lượng là vấn đề toàn cầu, nên các nước đang phát triển như Việt Nam phải có sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế về 3 nội dung quan trọng là: xây dựng hệ thống thế chế, chính sách, pháp luật; công nghệ và kỹ thuật; tài chính. Nếu không có những sự hỗ trợ này, các nước như Việt Nam rất khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi năng lượng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản -4
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) Maeda Tadashi và các đại biểu chụp ảnh lưu niêm. Ảnh: Lâm Hiển 

Cho biết Việt Nam đánh giá cao sáng kiến AZEC của Thủ tướng Kishida, Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ, nội dung của sáng kiến này có nhiều điểm phù hợp với tình hình cụ thể và mục tiêu mà Việt Nam đang thực hiện. Hiện nay, Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai các hợp tác cụ thể với Nhật Bản trong khuôn khổ sáng kiến này. 

Đồng ý với Chủ tịch JBIC về việc cần sớm thành lập nhóm công tác chung để triển khai AZEC là cần thiết, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần làm rõ nội hàm, cơ chế vận hành, mối quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản trong thực hiện sáng kiến; các thành viên các cơ quan của Quốc hội Việt Nam cũng sẵn sàng tham gia nhóm công tác. 

Trong bối cảnh tình hình toàn cầu hiện đang có những diễn biến và thay đổi nhanh chóng, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Việt Nam và Nhật Bản nên có những hợp tác thực chất hơn nữa để duy trì, gây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng mang tính chiến lược, trong đó, chuỗi cung ứng về năng lượng rất quan trọng. Hai nước có nhiều tiềm năng trong phát triển điện sinh khối; hợp tác chuyển đổi nhà máy năng lượng than thành năng lượng sinh khối theo lộ trình nhất định; hợp tác trong chuỗi cung ứng dự án liên quan đến năng lương khí; hợp tác phối hợp phát triển năng lượng điện gió, điên mặt trời thích hợp với biến đổi khí hậu của Việt Nam và châu Á... 

Chia sẻ các phân tích, lưu ý và đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch JBIC cho rằng, khi thành lập Nhóm công tác chung sẽ cụ thể hoá các vấn đề này. 

Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Chính trị

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Sáng 19.4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất

Sáng 19.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra vận hành Nhà ga T3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; dự Lễ công bố và thực hiện nghi thức triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay - Công trình quan trọng khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ
Chính trị

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Thực hiện Chỉ thị số 78/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9.5.1945 - 9.5.2025), 68 quân nhân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow của Nga.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.