Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hướng tới kênh truyền hình chính luận hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam

Phát biểu tại Lễ công bố Bộ nhận diện mới và Vị trí kênh 7 của Truyền hình Quốc hội Việt Nam chiều nay, 3.6, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cùng với phương châm “đổi nhận diện, mới tầm nhìn”, THQH Việt Nam cũng phải mới về quyết tâm, phong cách, cách làm, phải khẳng định vị thế, vai trò là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và Nhân dân cả nước và phấn đấu trở thành kênh truyền hình chính luận hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh.

Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội Nguyễn Đức Thụ; Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cùng lãnh đạo các đơn vị của Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thông tấn, báo chí…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hướng tới kênh truyền hình chính luận hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: Lâm Hiển

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu đã thực hiện nghi thức công bố Bộ nhận diện mới và Vị trí kênh 7 của THQH Việt Nam. Việc thay đổi bộ nhận diện và xác lập vị trí kênh 7 là sự thay đổi mang tính chiến lược kể từ lần đầu tiên THQH Việt Nam phát sóng vào ngày 6.1.2015. Trong hơn 7 năm qua, THQH Việt Nam đang dần khẳng định vai trò làm cầu nối giữa Quốc hội, đại biểu Quốc hội với cử tri và khán giả cả nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội số đang ngày càng phát triển nhờ những bước tiến đột phá về công nghệ và thị trường, THQH Việt Nam bắt buộc phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của Lãnh đạo Quốc hội, Quốc hội, cử tri và Nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hướng tới kênh truyền hình chính luận hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và người lao động của THQH Việt Nam. Chia sẻ trong hơn một năm qua đã có 3 lần đến thăm các cơ quan báo chí của Quốc hội tại Trụ sở 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại yêu cầu, đồng thời cũng là nguyện vọng khi đến thăm THQH Việt Nam vào dịp kỷ niệm 7 năm phát sóng đầu tiên, đó là làm sao để THQH Việt Nam là cầu nối, tương tác ngày càng rộng rãi hơn với cử tri và Nhân dân cả nước.

“Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân. Trong đó, các phương tiện thông tin truyền thông nói chung là cầu nối hết sức quan trọng để đưa thông tin về hoạt động của Quốc hội đến với cử tri và nhân dân cả nước. Việc Quốc hội có hai cơ quan báo chí cấp Tổng cục là Báo Đại biểu Nhân dân và THQH Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với hoạt động của Quốc hội và các cơ quan báo chí của Quốc hội. Riêng với Báo ĐBND, măng – séc và bộ nhận diện do chính đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi còn là Chủ tịch Quốc hội đã lựa chọn. Hai cơ quan báo chí của Quốc hội đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình hoạt động, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội thời gian qua”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chia sẻ những khó khăn của THQH Việt Nam thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm và rất sớm kiện toàn tổ chức bộ máy cho THQH Việt Nam, đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan xem xét cụ thể, ủng hộ việc xác định lại vị trí kênh của THQH Việt Nam ở vị trí số 7 trên tất cả các nền tảng phát sóng, tạo điều kiện thuận tiện để cử tri, nhân dân, khán giả tiếp cận, theo dõi THQH Việt Nam.

Nhắc lại 3 chữ “chuyên” gồm chuyên nghiệp, chuyên tâm và chuyên sâu đã giao nhiệm vụ cho THQH Việt Nam trong lần đến thăm gần nhất, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao THQH Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quan trọng, ra mắt nhiều chương trình mới, sát thực tiễn, gắn bó và thể hiện tính tương tác cao hơn với cử tri và nhân dân, phản ánh đa chiều, sâu sắc những đề xuất, kiến nghị của cử tri đến với Quốc hội, đồng thời trở thành cầu nối tin cậy giữa Quốc hội với cử tri và Nhân dân. Ngay tại Kỳ họp thứ Ba đang diễn ra, được sự đồng ý của các đại biểu Quốc hội, THQH Việt Nam đã truyền hình trực tiếp một số phiên họp quan trọng của Quốc hội, được đại biểu quốc hội, cử tri và Nhân dân đánh giá cao, góp phần cụ thể hoá việc đổi mới công tác truyền thông về hoạt động của Quốc hội.

“Từ hôm nay, với bộ nhận diện mới ấn tượng, hiện đại, THQH Việt Nam như khoác lên mình một tấm áo mới. Với việc xác lập vị trí cố định tại Kênh 7 trên tất cả các nền tảng, các đồng chí có thêm một ngôi nhà mới tại một địa chỉ mới. Đấy là những động lực vô cùng quan trọng để THQH Việt Nam có thể khẳng định vị thế, vai trò thực sự là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và Nhân dân cả nước, góp phần hiện thực hoá mục tiêu trở thành kênh truyền hình chính luận hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu THQH Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò của kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, chú trọng phát triển đồng thời cả về lượng và chất. Tuy đi sau, nhưng trong điều kiện phát triển công nghệ bùng nổ như hiện nay, theo Chủ tịch Quốc hội, THQH Việt Nam có thể đạt được những bước phát triển nhảy vọt.

Cùng với phương châm “đổi nhận diện, mới tầm nhìn”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu THQH Việt Nam cũng phải “đổi nhận diện, mới về quyết tâm”, “đổi nhận diện, mới về phong cách”, “đổi nhận diện, mới về cách làm” và cuối cùng phải thể hiện ở kết quả, phải thành công hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hướng tới kênh truyền hình chính luận hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam -0
Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Với triết lý “tin tức kiến tạo”, Tổng Giám đốc THQH Việt Nam Lê Quang Minh cho biết, THQH Việt Nam sẽ nỗ lực đảm nhận việc sáng tạo và tổ chức sáng tạo nội dung phục vụ Quốc hội và cử tri, tạo sự kết nối đồng bộ giữa người dân và nhà nước, trên cơ sở lan tỏa những giá trị tích cực vì một xã hội văn minh, hài hòa và phát triển bền vững.

Logo mới của Truyền hình Quốc hội Việt Nam với chữ cái Q chủ đạo, kế thừa hai màu đỏ và vàng của nhận diện cũ, được thiết kế theo phong cách hiện đại, đồng thời cũng hướng tới sự đơn giản nhằm phục vụ cho xu hướng đa nền tảng của các Đài truyền hình hiện nay, trong đó đảm bảo hiển thị tốt trên các nền tảng số như App, Web, Ứng dụng đa phương tiện bên cạnh màn hình TV truyền thống. Bộ nhận diện mới chính thức được áp dụng trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam kể từ 0h00 ngày 3.6.2022. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hướng tới kênh truyền hình chính luận hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Bộ nhận diện mới và Vị trí kênh 7 của Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ảnh: Lâm Hiển

Với sự ủng hộ của Lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông, sau quá trình đàm phán với các đối tác, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã bước đầu hiện thực hóa chiến lược định vị một số hiệu kênh duy nhất: Kênh 7, với ý nghĩa Truyền hình Quốc hội Việt Nam là một trong những kênh trẻ nhất trong nhóm 7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia. Dự kiến, đến hết năm 2022, vị trí của Truyền hình Quốc hội Việt Nam sẽ cơ bản được thống nhất ở Kênh 7 trên hầu hết các hệ thống truyền dẫn phổ biến.

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước; về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn
Thời sự Quốc hội

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn

“Có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn). Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tạo tiền đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khai thác khoáng sản

Cho ý kiến về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều nay, 5.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định cụ thể về thu hồi khoáng sản tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các loại khoáng sản đặc thù; xem xét giao thẩm quyền phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cho HĐND cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.