Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Cộng hoà Ấn Độ

Trưa 19.4, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hạ viện Cộng hoà Ấn Độ Om Birla và Đoàn đại biểu Nghị viện Cộng hoà Ấn Độ đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước ta từ ngày 19-21.4.2022. Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hạ viện Om Birla và Đoàn đại biểu Nghị viện Ấn Độ. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Om Birla.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón Chủ tịch Hạ nghị viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón Chủ tịch Hạ nghị viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla
Ảnh: Lâm Hiển

Cùng dự hội đàm về phía Việt Nam có: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Trưởng Ban Dân nguyện, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ Dương Thanh Bình; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Nguyễn Mạnh Hùng; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Về phía Ấn Độ có: Tổng Thư ký Hạ viện Utpal Kumar Singh; các Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ Ấn Độ; Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma.

Việt Nam và Ấn Độ chia sẻ tầm nhìn và nhiều lợi ích chiến lược chung

Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Om Birla và Đoàn đại biểu Nghị viện Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đang ngày càng phát triển rất tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, hai nước vẫn duy trì, củng cố các cơ chế hợp tác quan trọng; phối hợp triển khai Chương trình hành động 2021 – 2023 nhằm đưa quan hệ song phương tiến triển ngày càng thực chất, hiệu quả. Đặc biệt cuộc điện đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 15.4. vừa qua là hoạt động tiếp xúc cấp cao có ý nghĩa quan trọng, thể hiện độ tin cậy chính trị cao giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hạ viện Om Birla lần này cũng sẽ là dấu mốc quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Chủ tịch Hạ viện Om Birla trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị. Nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Ấn Độ vào tháng 12.2021 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Chủ tịch Om Birla cũng cho rằng, hai Bên có thể trao đổi, tăng cường hợp tác Quốc hội trong nhiều lĩnh vực như: an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân, qua đó đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, qua chuyến thăm chính thức Ấn Độ, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã cảm nhận được những tình cảm thân thiết, sâu đậm mà lãnh đạo Ấn Độ dành cho nhân dân Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời, không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp thành quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày nay. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi thăm Ấn Độ năm 1980 đã nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước “trong sáng như bầu trời không gợn bóng mây”. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, phức tạp về địa chính trị, địa kinh tế, Việt Nam và Ấn Độ đang cùng chia sẻ tầm nhìn và nhiều lợi ích chiến lược chung.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, việc tăng cường hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp pháp hai nước sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất trong thời gian tới, góp phần quan trọng đảm bảo hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới; đồng thời khẳng định, sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Tăng cường hợp tác giữa các ủy ban chuyên trách của Quốc hội

Hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước. Chủ tịch Om Birla cho biết, Ấn Độ đặt mục tiêu đến năm 2047 – kỷ niệm 100 năm ngày Độc lập – sẽ là nước đi đầu thế giới trong nhiều ngành, lĩnh vực, đồng thời tiếp tục giải quyết các thách thức trong đời sống kinh tế - xã hội. Chủ tịch Om Birla chúc mừng Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 – kỷ niệm 100 năm thành lập nước – trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Cho rằng, hai nước có nhiều mục tiêu phát triển tương đồng, Chủ tịch Om Birla đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, dịch vụ, chuyển đổi số, tăng cường kết nối doanh nghiệp…, đặc biệt đưa ngành công nghệ thông tin, dịch vụ trở thành hợp tác chiến lược.

Bày tỏ nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Hạ viện Om Birla, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đầu năm nay, Quốc hội Việt Nam đã thông qua gói kích thích kinh tế gần 17 tỷ USD thực hiện trong 2 năm 2022 – 2023 và sửa đổi, bổ sung nhiều dự án luật để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Quốc hội mong muốn trao đổi, chia sẻ với Nghị viện Ấn Độ kinh nghiệm trong xây dựng thể chế và huy động, phân bổ nguồn lực cho phục hồi, phát triển sau đại dịch.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao nỗ lực, thành tựu của Ấn Độ trong ứng phó với đại dịch Covid-19, phát triển kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng BJP cầm quyền và Thủ tướng Narendra Modi; chúc mừng BJP đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp địa phương vừa qua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của BJP, Ấn Độ sẽ ngày càng phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong duy trì và bảo đảm hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực cũng như trên toàn cầu. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam coi Ấn Độ là cường quốc toàn cầu và ủng hộ Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn trong các thể chế đa phương, duy trì và bảo đảm trật tự thế giới đa cực, dựa trên luật pháp quốc tế, ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi cơ chế này được mở rộng, gia nhập Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); hoan nghênh Ấn Độ đẩy mạnh chính sách “Hành động hướng Đông”, tham gia sâu vào các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và cảm ơn Ấn Độ đã coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách này.

Hai nhà Lãnh đạo cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Về Biển Đông, hai Bên nhất trí sự cần thiết của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Về tình hình ở Ukraine, hai Bên khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, mong muốn các bên liên quan thúc đẩy đối thoại, đàm phán để chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên, phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo an toàn của người dân, giải quyết các vấn đề nhân đạo. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ấn Độ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2023 – 2025), Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (nhiệm kỳ 2023 – 2028), Ủy ban Pháp lý và kỹ thuật (nhiệm kỳ 2023 – 2027).

Về hợp tác nghị viện, hai Chủ tịch nhất trí tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữa các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, hợp tác giữa các ủy ban chuyên trách, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, thông qua các đạo luật, công tác kiểm tra, giám sát bầu cử,... đồng thời tích cực tham vấn, phối hợp lập trường tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, bao gồm IPU, APPF, tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, phát triển xanh, bền vững, đổi mới sáng tạo… Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế cho chuyển đổi số, xây dựng trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự quyết, chủ quyền của các quốc gia.

Chủ tịch Hạ viện Om Birla cho biết, Nghị viện Ấn Độ vừa thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị với Quốc hội Việt Nam; hy vọng Nhóm Nghị sỹ hữu nghị hai nước sẽ góp phần tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội hai nước kiến nghị Chính phủ hai nước thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận, hiệp định đã ký kết, phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1972 - 2022); thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại - đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, kết nối, hợp tác khoa học – công nghệ, năng lượng, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng, phục hồi kinh tế và phát triển bền vững. Mong muốn có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, ngay sau chuyến thăm Ấn Độ đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam nghiên cứu, phối hợp hợp tác với các cơ quan tương ứng của Ấn Độ triển khai kết quả chuyến thăm. Hiện đã có doanh nghiệp Ấn Độ đến khảo sát và chọn tỉnh Hải Dương để đầu tư dự án Công viên dược quốc tế với cam kết vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển nhanh chóng.

Nhân dịp này, qua Chủ tịch Hạ viện Om Birla, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng mời Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaial Naidu sớm thăm lại Việt Nam.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đối thoại với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Chiều 20.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc do Chủ tịch Tập đoàn Koo Bon Sang dẫn đầu đang có chuyến thăm và tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 tại Việt Nam.

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
Chính trị

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa

Lời Toà soạn: Chiều 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng
Thời sự Quốc hội

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với đại biểu dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân

Chiều nay, 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân (KSND). Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết nối trực tuyến với hơn 800 điểm cầu của toàn ngành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới!

Trong năm 2025, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới.
Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan VPQH năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng nay, 19.12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội

Sáng nay, 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký 3 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và Nghị quyết số 1321/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 18.12, tại Trung tâm Hội nghị Thành phố Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13.11.2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

Chiều nay, 18.12, trong không khí cả nước kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và chuẩn bị đón năm mới 2025, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận.