Chủ quan không điều trị sớm, người đàn ông bị hoại tử u tuyến dưới hàm

Mặc dù, được chẩn đoán có khối u nhưng chủ quan nghĩ tuổi cao nên không đi điều trị. Người đàn ông nhặp viện trong tình trạng bị hoại tử phần trung tâm, tổn thương xâm lấn cơ cắn, chèn ép cơ ức đòn chũm trái, đè đẩy bó mạch cảnh cùng bên, có một số hạch rải rác vùng cổ trái.

Trường hợp nam bệnh nhân N.N.T (83 tuổi, trú tại Tiền Hải, Thái Bình) nhập viện trong tình trạng có u ở dưới hàm trái trên 30 năm phát triển to dần.

Khai thác thông tin, mặc dù đi khám các cơ sở y tế khác chẩn đoán có khối u nhưng chủ quan nghĩ tuổi cao nên không đi điều trị. Một năm gần đây, khối u bắt đầu tăng kích thước nhanh đến khi khối u vỡ bắt đầu chảy máu, chảy dịch, ông T mới đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội điều trị.

Tại đây, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy: Khối u của bệnh nhân bị hoại tử phần trung tâm, tổn thương xâm lấn cơ cắn, chèn ép cơ ức đòn chũm trái, đè đẩy bó mạch cảnh cùng bên, ngoài ra còn có một số hạch rải rác vùng cổ trái. Đồng thời, khối u đã xâm nhiễm ra da gây hoại tử chảy máu, chảy dịch liên tục.

Chủ quan không điều trị sớm, người đàn ông bị hoại tử u tuyến dưới hàm -0
Khối u khổng lồ của người bệnh (Ảnh: BVCC)

TS.BS Đàm Trọng Nghĩa - Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, sau khi giải phẫu bệnh mới có thể xác định khối u là lành tính hay đã ác tính hóa. Nhưng việc để phát triển đến kích thước lớn như vậy sẽ dính vào các tổ chức lân cận, cùng việc bệnh nhân đã cao tuổi khiến cuộc mổ đối mặt với nhiều nguy cơ tai biến như chảy máu, liệt thần kinh mặt.

Trước mổ các bác sĩ phải dự trù sẵn máu truyền cho bệnh nhân, làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết cho cuộc phẫu thuật như chụp Cộng hưởng từ, đo chức năng hô hấp…, đồng thời giải thích động viên cho bệnh nhân yên tâm điều trị.

Ekip phẫu thuật nhận định khối u xuất phát từ tuyến mang tai, xâm lấn nhiều cơ quan bó mạch cảnh, dây thần kinh số 7, thần kinh tai lớn, có những mạch máu tăng sinh lớn to bằng ngón tay gây chảy máu trong quá trình cắt u. Trong mổ, các bác sĩ đã dùng các phương tiện cầm máu phẫu tích cẩn thận cố gắng bảo tồn được mạch cảnh mạch máu quan trọng, dây thần kinh mặt.

Khối u nặng gần 1 kg được lấy ra đã để lại lỗ khuyết hổng lớn, thiếu vạt da, do đó bác sĩ phẫu thuật phải khéo léo xoay vạt da tại chỗ để tạo hình. Kết quả xét nghiệm sau mổ, khối u có ổ ung thư hóa bên trong nên người bệnh sẽ phải tiếp tục điều trị tránh tái phát.

“ Dù rất mừng vì ca phẫu thuật đã thành công nhưng cũng cảm thấy tiếc nuối vì giá như người bệnh có ý thức đến khám và điều trị sớm hơn sẽ không phải chịu đựng những đau đớn, mặc cảm về cả thể chất và tinh thần lâu như vậy. Thay vì một cuộc đại phẫu nhiều nguy cơ, di chứng trước và sau mổ có thể chỉ cần một cuộc mổ nhỏ, mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng ngay khi khối u mới xuất hiện”, bác sĩ Đàm Trọng Nghĩa thông tin.

Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kì. Không nên chủ quan với những khối u lành tính, bởi nếu không điều trị, khối u phát triển cũng có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Đặc biệt, khi phát hiện u tuyến mang tai, mọi người cần đến các cơ sở ung bướu uy tín để chẩn đoán chính xác. Nếu khối u trên 1 cm thì nên tiến hành mổ để điều trị sẽ thuận lợi hơn, tránh tai biến do phẫu thuật cũng như nguy cơ ung thư.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.