Chủ đầu tư khu du lịch cắm trại hồ Ghềnh Chè đã thực hiện nghiêm các quy định pháp luật

Ngày 17.11, Tổ công tác liên ngành thuộc UBND xã Bình Sơn (TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) đã xử phạt khu du lịch cắm trại trên hồ Ghềnh Chè. Chủ đầu tư đã nghiêm túc chấp hành di chuyển các lều vi phạm về đúng khu đất được cấp phép.

Sáng 18.11, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo UBND xã Bình Sơn (TP Sông Công) cho biết, trong buổi sáng ngày 17.11, tổ công tác liên ngành bao gồm (Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên môi trường, Đội Trật tự đô thị, UBND xã…) mang theo máy đo tới khu du lịch để kiểm tra, xác định mốc giới được phép hoạt động của khu đất.

“Chúng tôi đã tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu chủ khu đất giải phóng dứt điểm những vị trí vi phạm trên đất. Chủ khu đất cũng đã nhận thức được lỗi vi phạm và cầu thị, nghiêm túc chấp hành, đồng ý ký vào các biên bản của tổ công tác”, vị lãnh đạo UBND xã Bình Sơn cho biết thêm.

Yêu cầu chủ đầu tư khu du lịch cắm trại hồ Ghềnh Chè thực hiện nghiêm các quy định pháp luật -0
Khu đất được hoàn trả lại mặt bằng theo hiện trạng ban đầu.
Yêu cầu chủ đầu tư khu du lịch cắm trại hồ Ghềnh Chè thực hiện nghiêm các quy định pháp luật -0
Tất cả các lều vi phạm được di chuyển vào đúng vị trí khu đất được cấp phép.

Trước đó, ngày Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của cử tri về một khu du lịch cắm trại ở hồ Ghềnh Chè tọa lạc trên một khu đất nằm sát chân đồi có hướng nhìn ra hồ nước lớn. Khu du lịch có tên gọi “Trốn Glamping” mới đi vào hoạt động đợt đầu năm với khoảng 15 căn lều cố định, khu cắm trại ngoài trời, sân cỏ…

Theo tìm hiểu, một nhân viên tại khu du lịch này cho biết, hiện tại các căn lều có đầy đủ trang thiết bị với công suất khác nhau. Lều lớn nhất có sức chứa khoảng 10 người, các lều còn lại sức chứa từ 3 đến 6 người. 

Ngoài ra, cơ sở này còn kinh doanh một số dịch vụ phụ trợ khác như kết nối đi tàu tham quan hồ Ghềnh Chè, tổ chức các hoạt động tập thể, BBQ, câu cá thư giãn…

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.