Khai mạc Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12.7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 24.

Khai mạc Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội -3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến trong 2 ngày rưỡi, phiên họp thường kỳ tháng 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.

Về công tác xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đây là 2 dự án luật đã được Quốc hội quyết định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, bổ sung Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2023.

Theo tiến độ, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Sáu và xem xét quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy. Hai dự án Luật này cũng đã được chuẩn bị khá lâu và cho đến nay, theo đề xuất của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sớm, để các cơ quan, tổ chức hữu quan, nhất là các cơ quan chủ trì soạn thảo có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện các dự án luật có chất lượng tốt nhất.

Khai mạc Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: Hồ Long

Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Theo Chủ tịch Quốc hội, trong giai đoạn trước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm rất tốt công tác này theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã và cũng đã có giám sát tối cao về kết quả thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021.

Trên cơ sở kết quả tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương và nghị quyết của Quốc hội và căn cứ kết quả giám sát, Chính phủ đã nghiên cứu, tiếp thu nhiều nội dung. Trên cơ sở Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp xã, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất là Ủy ban Pháp luật chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung dự thảo Nghị quyết lần này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến sơ bộ và nhận thấy dự thảo Nghị quyết đủ điều kiện để xem xét, nếu được thông qua tại phiên họp này thì Chính phủ và các cơ quan tổ chức hữu quan, các địa phương sẽ có thời gian tổ chức triển khai, chuẩn bị phục vụ kịp thời cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, đây là một nội dung rất quan trọng và mang tính cấp bách trong tổng thể Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tinh giản bộ máy biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quản lý nhà nước và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, xem xét cho ý kiến để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 37-NQ/TW; Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kết quả giám sát bước đầu về chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”. Nêu rõ đây là vấn đề quan trọng, được cử tri và Nhân dân quan tâm, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp này là cho ý kiến bước đầu và đến phiên họp tháng 8 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6.2023. Theo Chủ tịch Quốc hội, trước đây công tác dân nguyện chỉ được xem xét 2 lần mỗi năm; đến nay đã có đổi mới quan trọng là Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng để cùng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đặc biệt, tại kỳ họp vừa qua, cử tri đánh giá rất cao việc bố trí thời gian Quốc hội thảo luận tại Hội trường và phát thanh truyền hình trực tiếp các phiên họp toàn thể.

Khai mạc Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội -2
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cũng tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27.9.2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong 10 năm qua, phương thức hoạt động của Quốc hội và hoạt động tiếp xúc cử tri đã có nhiều thay đổi. Thực tiễn yêu cầu chất lượng hoạt động Quốc hội ngày càng phải được nâng lên, do đó việc tổng kết Nghị quyết này là rất cần thiết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết Kỳ họp thứ Năm và cho ý kiến bước đầu về chương trình, nội dung, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đánh giá về những điểm tích cực, kết quả quan trọng và những tìm tòi tiếp tục đổi mới sáng tạo; chỉ rõ những vướng mắc cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động đề xuất cho ý kiến với những nội dung lớn mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước… cùng các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu tới.  

Nêu rõ thời lượng của Phiên họp không nhiều, chỉ 2 ngày rưỡi trong khi nội dung cần xem xét cho ý kiến khá phong phú, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan tổ chức hữu quan nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu, phát huy kết quả những phiên họp trước, phát biểu phát biểu sâu, cho ý kiến để phiên họp lần này có kết quả tốt nhất.

Chính trị

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Đại thắng mùa Xuân 1975
Chính trị

Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”

Tối 19.4, tại Tây Ninh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” do Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19.8.1945-19.8.2025).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Chính trị

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Sáng 19.4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).