'Cấp tỉnh bố trí kinh phí - cấp huyện tổ chức thực hiện - cấp xã tiếp nhận kết quả'

Đây là mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng cường trách nhiệm cho chính quyền cơ sở với phương châm "công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hướng mạnh về cơ sở", theo Kế hoạch số 4567/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021. Qua 5 năm triển khai Kế hoạch số 4567/KH-UBND, đã đạt được nhiều kết quả, với việc chủ động triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể về phổ biến, giáo dục pháp luật tại các đơn vị được giao.

Bảo đảm kinh phí hoạt động

Được biết, kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ do UBND tỉnh giao xuống các địa phương để thực hiện (thay vì giao kinh phí theo chiều ngang cho một số sở, ngành chức năng của tỉnh tổ như trước đây).

Mỗi năm, UBND tỉnh bố trí trung bình trên 1,5 tỷ đồng hỗ trợ cho cấp huyện để thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân (các xã đồng bằng được hỗ trợ 8 triệu đồng/năm; các xã trung du 9 triệu đồng/năm và các xã miền núi 10 triệu đồng/năm).

Về phương thức thực hiện, Phòng Tư pháp là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp huyện sẽ phối hợp với các phòng, ban trên địa bàn huyện (cơ quan thành viên của Hội đồng) để triển khai đưa pháp luật về các xã, theo nhu cầu cụ thể phù hợp với đặc điểm khác nhau của từng xã, bảo đảm mọi người dân đều được tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tránh trùng lắp về địa bàn, đối tượng và nội dung tuyên truyền.

ngay-hoi-giao-thong.jpg
UBND huyện Quế Sơn tổ chức Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông năm 2024 với chủ đề "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn". Ảnh: Duy Thái

Trên cơ sở phát huy kết quả đạt được của việc thực hiện các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 4225/KH-UBND ngày 20.6.2022 thực hiện Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022 - 2027; trong đó, Mô hình "Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí - cấp huyện tổ chức thực hiện - cấp xã tiếp nhận kết quả" được đề xuất tiếp tục triển khai trên toàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2027. Từ năm 2023, sẽ thực hiện tại 211/241 xã, phường, thị trấn.

Theo thống kê, UBND tỉnh Quảng Nam đã phân bổ kinh phí cho UBND 18 huyện, thị xã, thành phố với mức kinh phí năm 2021 là 1.733.000.000 đồng, năm 2022 là 1.717.000.000 đồng, năm 2023 với 1.863.000.000 đồng và năm 2024 là 1.863.000.000 đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động triển khai Mô hình "Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí - cấp huyện tổ chức thực hiện - cấp xã tiếp nhận kết quả". Cụ thể như tại địa bàn huyện Thăng Bình, mô hình triển khai tại 18 xã, thị trấn với tổng nguồn kinh phí được hỗ trợ năm 2024 là 144 triệu đồng (8 triệu đồng/xã).

Căn cứ nhu cầu tìm hiểu pháp luật được các địa phương đăng ký từ đầu năm, Phòng Tư pháp huyện Thăng Bình đã phối hợp với các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật huyện triển khai tuyên truyền nội dung các văn bản luật đến cán bộ và Nhân dân trên địa bàn.

Nội dung các văn bản luật được triển khai sát với đặc điểm từng địa bàn dân cư như Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Hòa giải ở cơ sở; các nội dung liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Hình thức tuyên truyền đa dạng như tuyên truyền trực tiếp tại các cuộc họp, hội nghị; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử huyện, Trang thông tin điện tử các địa phương, phát hành tờ gấp pháp luật…

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân

Theo thống kê của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam, 6 tháng đầu năm 2024, đã có 128 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, thu hút hơn 28 nghìn lượt người tham dự; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến với hơn 1.000 người tham gia; cấp phát 3.132 tài liệu pháp luật…

546910ff-453e-4a99-927e-92d3c9323e75.jpg
Phòng Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đại Lộc tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền phòng, chống ma túy tại trường THPT Lương Thúc Kỳ. Ảnh: Duy Thái

Tại huyện Nam Giang, từ ngày 10.6 - 18.6, Phòng Tư pháp huyện đã tổ chức đợt tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại 12/12 xã, thị trấn và cán bộ Ban quản trị thôn, Ban công tác Mặt trận, hòa giải viên ở cơ sở cùng toàn thể nhân dân tại các thôn trên địa bàn huyện, với tổng số 24 cuộc tuyên truyền (2 điểm/xã) cho gần 2.000 lượt người tham gia (bình quân trên 80 lượt người/cuộc)…

Tại huyện Quế Sơn, trên cơ sở đăng ký nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các xã, thị trấn, từ ngày 3.6 -19.6, Phòng Tư pháp huyện đã tổ chức tuyên truyền pháp luật trực tiếp tại 13/13 xã, thị trấn trên địa bàn. Tham dự Hội nghị có hơn 1.000 đại biểu là đội ngũ cán bộ, công chức xã, quân dân chính thôn, tổ dân phố và Nhân dân…

Việc đưa Mô hình "Cấp tỉnh bố trí kinh phí - cấp huyện tổ chức thực hiện - cấp xã tiếp nhận kết quả" triển khai thực hiện trong thực tiễn đã tạo bước đột phá đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.

Mô hình này đã giải quyết được một phần khó khăn cho ngân sách cấp xã đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; đồng thời, khắc phục được sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung cũng như "bỏ trống" địa bàn khi kinh phí của tỉnh giao cho các sở, ngành thực hiện. Nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ở cơ sở được đáp ứng (về nội dung và hình thức) và phù hợp với đặc điểm sinh hoạt dân cư, có tính linh hoạt cao khi thực hiện.

Việc triển khai mô hình này đã góp phần thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được kịp thời, có hiệu quả, bám sát yêu cầu về nội dung, đối tượng, thời gian theo chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương và Trung ương; từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, tạo sự đồng thuận và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được đồng bộ, thống nhất.

Xã hội

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.