Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo việc làm dịp cận Tết

Tết Nguyên đán cận kề là thời điểm trên mạng internet và các nền tảng mạng xã hội xuất hiện càng nhiều chiêu trò lừa đảo. Điều đáng nói, các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường, nạn nhân thiệt hại và gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý vi phạm.

“Việc nhẹ, lương cao”...

Cận Tết là khoảng thời điểm nhu cầu đi lại, mua sắm, giao dịch, tìm kiếm việc làm thêm của người dân tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, trên các nhóm tìm việc online, những thông tin quảng cáo, tuyển dụng việc làm thêm liên tục được đăng tải rầm rộ như: tuyển người bình luận sản phẩm, làm trên ứng dụng telegram, gấp lì xì, đánh máy đề cương… với mức lương từ 100.000 - 300.000 đồng/ngày. Hay làm cộng tác viên bán vé máy bay chiết khấu hoa hồng lên đến 20%, hoặc làm cắt mác quần áo nhận tiền công liền tay; cộng tác viên… Đối tượng tuyển dụng mà nhóm này nhắm đến chủ yếu là các mẹ bỉm sữa, học sinh, sinh viên, người lao động thu nhập trung bình, thấp.

Là nạn nhân của chiêu trò này, chị Đặng Thị Hương G. (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị đang nghỉ việc chăm con nhỏ, có thời gian nhàn rỗi nên muốn tìm một việc làm thêm để phụ lo cho gia đình. Sau tìm hiểu, chị đã liên hệ với bạn có facebook “Nguyễn Ngọc Lan” đang cần tuyển người gấp bao lì xì. “Ban đầu tôi nghĩ việc làm cũng nhẹ nhàng mà lương lại khá ổn. Tính ra, 1 tuần có thể kiếm 1.500.000 đồng - 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi trao đổi công việc, tôi nhận thấy nội dung trao đổi không trùng khớp, họ yêu cầu tôi phải chuyển cọc trước 100.000 đồng. Sau khi chuyển cọc, họ tiếp tục yêu cầu tôi phải chuyển thêm một lần nữa; tôi nói không muốn làm tiếp và gửi số tài khoản để họ trả lại tiền cọc thì họ đã chặn ngay facebook của tôi rồi lặn mất tăm” chị G. chia sẻ.

Cuối năm các thông tin tuyển dụng lao động việc nhẹ, lương cao xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội
Cuối năm các thông tin tuyển dụng lao động việc nhẹ, lương cao xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội 

Theo Luật sư Đặng Thị Tâm - Giám đốc Công ty Luật BHL, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội có thể bị xử lý hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tương tự, trường hợp của chị Hoàng Đặng Quỳnh T. (TP. Vinh, Nghệ An), sau khi vào trang tìm việc online, chị được giới thiệu làm nhiệm vụ chốt đơn hàng trên sàn Shopee và quá trình làm việc đều có người hướng dẫn. “Mấy ngày đầu sau khi nộp tiền thanh toán đơn hàng, họ đều thanh toán 15% hoa hồng và 300.000 đồng tiền lương/1 ngày cho tôi rất sòng phẳng. Tuy nhiên, sau đó số lượng đơn hàng ngày càng nhiều và số tiền thanh toán cũng ngày càng lớn hơn nên họ thường xuyên gọi điện giục tôi thanh toán đơn hàng. Sau khi tôi chuyển tiền xong thì trang web báo lỗi, không rút được tiền về. Liên hệ thì bạn hướng dẫn bảo tôi phải nộp thêm tiền vào thì mới rút được. Tiếc tiền, tôi phải vay mượn bạn bè, người thân gần 160 triệu để nộp vào nhưng vẫn không lấy được tiền ra. Đúng là tiền mất, tật mang”, chị T thất thần kể lại.

Cần hết sức tỉnh táo

Thực tế, các đối tượng lừa đảo này thường dùng nhiều số điện thoại, tài khoản mạng xã hội khác nhau nhưng có cùng chung mục tiêu là đánh vào lòng tham, muốn kiếm được tiền nhanh, dễ dàng của nạn nhân. Chúng “biến” các nạn nhân trở thành cộng tác viên chuyển tiền ăn hoa hồng trực tuyến, làm các nhiệm vụ diễn ra liên tiếp, nhanh chóng..., khiến nạn nhân có tâm lý cuốn theo mục đích kiếm nhiều tiền cũng không phải là quá khó. Thế nhưng, khi đến tích luỹ có số tiền đủ lớn, họ sẽ thông báo hệ thống lỗi, không cho hoàn tiền và chặn liên lạc với các nạn nhân. Điều đáng nói, mặc dù trước đây đã có nhiều cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo dưới nhiều hình thức, song, các bài viết liên quan đến tuyển dụng việc nhẹ, lương cao vẫn luôn nhận được sự tương tác lớn của người đọc.

Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An) Trần Phi Hùng cho biết, đi liền với sự sôi động và nhu cầu của thị trường lao động dịp cuối năm cũng có thể phát sinh nhiều chiêu trò lừa đảo việc làm và người lao động có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động này. Các nhóm đối tượng thường hướng đến các mẹ bỉm sữa, lao động trẻ mới tham gia vào thị trường lao động chưa có nhiều kinh nhiệm để lừa đảo. “Vào dịp cận Tết, người lao động cần hết sức tỉnh táo trước những lời mời tuyển dụng việc nhẹ, lương cao. Bởi thực tế, không có việc gì nhẹ nhàng mà lương lại hậu hĩnh, đa số đó là lừa đảo; vì vậy, cần tìm đến những địa chỉ tuyển dụng uy tín để ứng tuyển” ông Hùng nhấn mạnh.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 11 tháng năm 2023, có gần 16.000 trường hợp bị lừa đảo trực tuyến được ghi nhận, các thủ đoạn không mới nhưng nội dung, hình thức luôn được các đối tượng thay đổi để hướng vào các nạn nhân mới. Do vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác với những lời mời chào trên mạng xã hội; thường xuyên cập nhật và nắm bắt thông tin về an toàn không gian mạng; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân để tránh bị đánh cắp, sử dụng cho mục đích phi pháp. Người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý nếu lỡ bị lừa gạt. Đặc biệt, nạn nhân tuyệt đối không tin các dịch vụ cam kết giúp mình lấy lại được tiền đã bị lừa gạt để tránh tiếp tục dính bẫy lần nữa.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.