Cần thực hiện triệt để giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm chè trên nền tảng số

Đây là kiến nghị được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Thực trạng công tác quản lý và phát triển các sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức, ngày 30.6.

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành cùng một số doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh và chế biến chè.

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 12 sản phẩm chè đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, có 1 Chỉ dẫn địa lý, 2 Nhãn hiệu chứng nhận và 9 Nhãn hiệu tập thể. Đặc biệt, Nhãn hiệu tập thể “Chè thái Nguyên” đã được bảo hộ thành công tại 6 nước và vùng lãnh thổ gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU) thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

Thái Nguyên: Bàn giải pháp quản lý các sản phẩm chè đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ -0
Quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu chè Thái Nguyên dù rất đa dạng và ở phổ rộng song việc quản lý và phát triển các sản phẩm chè vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Dù vậy, việc quản lý và phát triển các sản phẩm chè đã được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có nguyên nhân của hệ thống cơ chế, chính sách tại địa phương.

Các ý kiến tham luận tại hội thảo đã đánh giá thực trạng việc quản lý và phát triển các sản phẩm chè đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; làm rõ những tồn tại, bất cập, thiếu hợp lý trong hệ thống cơ chế chính sách về quản lý và phát triển sản phẩm chè. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị về điều chỉnh, bổ sung để khắc phục những bất cập, tồn tại này.

Một số tham luận cho rằng, đối với sản phẩm chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước hiện vẫn còn nhiều cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chè chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tỉnh Thái Nguyên cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chè hữu cơ đồng bộ từ khâu quy hoạch đến khẩu tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển liên kết giữa các hợp tác xã và doanh nghiệp để tăng nhanh diện tích chè hữu cơ gắn với chuyển đổi số trong quản lý. Từ đó, tạo vùng chè nguyên liệu chất lượng cao, có kiểm soát phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, cũng cần chú trọng việc mở rộng cấp mã số vùng trồng và quản lý tốt vùng trồng sau khi được cấp mã số; thực hiện triệt để giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm chè trên nền tảng số, tích hợp giá trị để minh bạch thông tin sản phẩm, tạo sự thuận lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng…

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề của chương trình. Đây sẽ là cơ cở thực tiễn quan trọng để Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên tiếp thu và đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý và phát triển các tài sản trí tuệ là sản phẩm chè trong thời gian tới.

Theo báo cáo mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, diện tích chè trên địa bàn hiện đang dẫn đầu cả nước với trên 22.000ha. Trong đó, gần 21.000ha đang cho sản lượng với thu hoạch đạt trên 260.000 tấn chè búp tươi. Diện tích sản xuất chè an toàn đạt hơn 5.000ha với 127 ha sản xuất theo hướng hữu cơ và đã có 65 ha được chứng nhận hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện cấp mới và giám sát 31 mã số vùng trồng chè gồm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 

Trên đường phát triển

Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư
Địa phương

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.