Hà Tĩnh

Cần tăng chi ngân sách địa phương cho khoa học, công nghệ

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mới đây, các đại biểu đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, Hà Tĩnh cần tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa. Theo đó, tăng cường ngân sách địa phương cho KHCN, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho hoạt động KHCN và ĐMST.

Ngân sách đầu tư cho khoa học, công nghệ rất thấp

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh Bùi Quang Hoàn cho biết, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về KHCN và ĐMST trên địa bàn tỉnh được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và có nhiều đổi mới. Từ xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp; thẩm định, phê duyệt dự toán và thuyết minh; đánh giá, nghiệm thu; tổ chức giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu gắn với việc triển khai nhiệm vụ với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức ứng dụng. Giai đoạn 2020 đến nay, đã chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ cấp Nhà nước thuộc Chương trình Quỹ gene; 11 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi; 87 đề tài, dự án cấp tỉnh với nhiều kết quả nổi bật.

Đặc biệt từ năm 2022, 100% nhiệm vụ được thực hiện thông qua tuyển chọn, đấu thầu rộng rãi, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng. Toàn tỉnh có trên 2.900 đối tượng sở hữu công nghiệp được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, tăng hơn 8 lần so với năm 2015. Trên địa bàn tỉnh có 16 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu cộng đồng; 6 sản phẩm đang được triển khai hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, trong đó 2 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (bưởi Phúc Trạch và nhung hươu Hương Sơn).

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cùng đoàn công tác tham quan mô hình trồng sâm Bố Chính tại huyện Thạch Hà
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cùng đoàn công tác tham quan mô hình trồng sâm Bố Chính tại huyện Thạch Hà

Bên cạnh đó, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng được quan tâm, đã cấp 6 giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN. Có ba doanh nghiệp đã hình thành và phát triển Quỹ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, hoạt động KHCN vẫn còn một số hạn chế năng lực KHCN chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, thị trường KHCN phát triển chậm; năng lực hấp thụ công nghệ, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp còn thấp; và ngân sách nhà nước đầu tư cho KHCN chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải thừa nhận, hiện chi ngân sách cho KHCN chỉ đạt 0,5 - 0,6% so với quy định từ 2% trở lên. Do đó, Chủ tịch Võ Trọng Hải kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ, kết nối các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế để kêu gọi, tài trợ các chương trình, dự án KHCN, biến đổi khí hậu, phòng ngừa thiên tai… Ưu tiên giúp Hà Tĩnh một số nhiệm vụ KHCN về phát triển bền vững kinh tế biển, phát triển tài sản trí tuệ các sản phẩm đặc hữu, sẵn có của tỉnh; dịch vụ logistics, công nghệ hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao.

Tăng cường tiềm lực cho khoa học, công nghệ

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái nhấn mạnh, báo cáo kết quả hoạt động KHCN của Hà Tĩnh cho thấy, công tác quản lý nhà nước về KHCN và ĐMST được triển khai toàn diện trên tất cả lĩnh vực và có nhiều đổi mới; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt nhiều kết quả nổi bật, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. KHCN ngày càng bám sát để phục vụ thiết thực cho các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; giải quyết những vấn đề cấp thiết phát sinh trong sản xuất, đời sống...

Tuy nhiên, ông Thái cho rằng bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc khiến hoạt động KHCN phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng. Bởi vậy, Hà Tĩnh cần tăng cường tiềm lực cho KHCN, tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa đối với hoạt động KHCN và ĐMST nhằm phục vụ hiệu quả cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KHCN tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao trong phát triển kinh tế biển theo hướng kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng và khai thác hải sản; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch sinh thái và dịch vụ biển; khai thác tài nguyên, khoáng sản biển, kết hợp hài hòa giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển; năng lượng tái tạo…

Ngoài ra, cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển văn hóa - xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương...

Khoa học - Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.