Chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Cần sự phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị và chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý vi phạm

Chất vấn "tư lệnh" ngành nông nghiệp về các giải pháp gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), đại biểu Quốc hội đề nghị, Bộ trưởng cho biết giải pháp quản lý chặt chẽ tàu cá, giảm khai thác thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.

Cần sự phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị và chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý vi phạm -2
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn của các đại biểu. Ảnh: Hồ Long

Giải pháp đồng bộ, triệt để 

Nêu tình trạng các tàu đánh cá có công suất lớn sau khi đánh bắt không về cập cảng tại địa phương, gây khó khăn trong công tác quản lý tàu cá theo yêu cầu của EC về chống khai thác IUU, ĐBQH Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) đề nghị Bộ trưởng có giải pháp bảo đảm quản lý tàu cá chặt chẽ, thống nhất trên cả nước?

Cần sự phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị và chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý vi phạm -0
 Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) chất vấn Bộ trưởng

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, đây là đặc điểm của ngư trường nước ta, nhiều khi tàu cá của ta theo luồng cá di chuyển từ Bắc vào Nam, nên họ không thể trở về địa phương để đăng ký thông tin, mà tới đâu thì họ khai thác ở đó và cập cảng ở nơi gần nhất. Nhấn mạnh đây là thực trạng trong quản lý, kiểm soát các đội tàu của chúng ta hiện nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết, Bộ đang chỉ đạo thúc đẩy quản lý, kiểm soát tàu cá bằng công nghệ số nhằm bảo đảm quản lý được các tàu cá, vừa tuân thủ theo quy luật dịch chuyển của tàu cá.

Cùng quan tâm đến các biện pháp khắc phục "Thẻ vàng" của EC về chống khai thác IUU, ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) nêu thực tế, sau 3 lần đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam để kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU và sau gần 6 năm nỗ lực khắc phục “Thẻ vàng” của EC, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa gỡ được “Thẻ vàng”. Trong khi đó, nhìn sang các nước khác trong khu vực, Philippines chỉ mất 6 tháng và Thái Lan mất 3 năm để gỡ “Thẻ vàng” của EC.

Cần sự phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị và chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý vi phạm -1
 Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) chất vấn Bộ trưởng

Dự kiến, tháng 10 tới, EC sẽ cử đoàn thanh tra lần thứ 4 sang Việt Nam nhằm đánh giá tình hình thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Việt Nam cũng đặt mục tiêu gỡ được “Thẻ vàng” của EC trong lần đánh giá này. Bộ NN và PTNT đã đề ra 5 giải pháp để gỡ “Thẻ vàng” này. "Bộ trưởng cho biết, những giải pháp đã đầy đủ, đồng bộ, triệt để chưa và Việt Nam có thể đạt mục tiêu gỡ “Thẻ vàng” trong lần đánh giá tới không - đại biểu nêu câu hỏi?

Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc khắc phục “Thẻ vàng” của EC về chống khai thác IUU, Bộ trưởng nêu rõ, gỡ “Thẻ vàng” của EC không phải mục tiêu duy nhất của Việt Nam mà mục tiêu cuối cùng là giữ gìn được trữ lượng và bảo tồn sự đa dạng tài nguyên biển. Nếu so sánh với Philippines và Thái Lan, Bộ trưởng cho biết, những nước này có cơ cấu ngành hàng bền chặt hơn nước ta và cũng áp dụng các biện pháp chống khai thác IUU mạnh hơn, như đánh đắm tàu vi phạm ngay giữa biển khơi thay vì phạt…

Bộ trưởng cũng nêu rõ, mặc dù EC rất tin tưởng vào các khung pháp lý và chương trình hành động của chúng ta về chống khai thác IUU, nhưng EC lại không thực sự tin tưởng vào việc thực thi ở các địa phương. Đây là khó khăn của nước ta trong nỗ lực khắc phục “Thẻ vàng”. Nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị và chế tài đủ mạnh để kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm… Tới đây, Bộ NN và PTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ danh sách các địa phương có những trường hợp vi phạm chưa xử lý. “Chúng tôi còn biết có những địa phương đã khoanh vùng huyện nào, xã nào thường xuyên có các đội tàu vi phạm, nhưng vẫn còn rất loay hoay...”, Bộ trưởng nói.

Sẽ xem xét lại toàn bộ quy trình cấp phép, giao, cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản

Cũng liên quan đến vấn đề nuôi trồng thủy sản, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương nêu thực tế, hiện nay, nhiều nhà đầu tư đặt vấn đề nuôi trồng thủy sản trên các vùng biển nhưng yêu cầu phải đúng quy hoạch. Tuy nhiên, công tác tổ chức lập quy hoạch còn lúng túng, nên cơ quan chuyên môn, nhà đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư. Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng có giải pháp để giải quyết vấn đề này?

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu từ biển, mạnh về biển. Dẫn Nghị quyết này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, nước ta có trữ lượng cá 3,9 triệu tấn, nhưng cường lực khai thác hàng năm của chúng ta tới 3,66 triệu tấn. Theo EC, với cường lực khai thác này, tài nguyên biển sẽ suy giảm. Như vậy, "nuôi trồng thủy sản chính là một trong những giải pháp thay thế khai thác thủy sản. Việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần chuyển đổi nghề nghiệp cho những ngư dân/chủ tàu của những đội tàu đang hoạt động trên biển (ước tính hiện nay có hơn 90.000 chiếc)", Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng, vướng mắc của chúng ta hiện nay là chưa có quy hoạch không gian biển; và nếu chưa có quy hoạch không gian biển, thì chưa có quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển...

Cần sự phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị và chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý vi phạm -3
 Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) chất vấn Bộ trưởng

Thúc đẩy phát triển nuôi trồng biển là một trong những giải pháp giảm khai thác thủy sản. Nêu vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) cho biết, việc giao, cho thuê mặt nước hiện còn nhiều vướng mắc. Đơn cử, cấp huyện chỉ được giao, cho thuê không quá 1 ha mặt nước trong phạm vi 3 hải lý, tương đương 5,4km. Khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của cấp tỉnh dưới 6 hải lý, ngoài việc lấy ý kiến của cơ quan quân sự, công an tỉnh thì tỉnh còn phải lấy ý kiến của 4 bộ, ngành trung ương là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, dẫn tới mất nhiều thời gian và thủ tục hành chính, trong khi không phải khu vực biển nào cũng cần thiết phải xem xét đến vấn đề quốc phòng, an ninh hay đối ngoại… Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng có giải pháp gỡ khó khăn, vướng mắc nêu trên; nên chăng cần phân cấp, phân quyền triệt để hơn cho các địa phương?

Chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN và PTNT luôn theo xu thế đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường năng lực cho đội ngũ lãnh đạo địa phương. Khẳng định điều này, đồng thời trước những khó khăn về thủ tục hành chính có liên quan, Bộ trưởng cam kết: Sẽ xem xét lại toàn bộ quy trình cấp phép, giao, cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa ở mức độ vẫn bảo đảm kiểm soát được những vấn đề về bảo đảm quốc phòng, an ninh, mật độ nuôi trồng thủy sản, bảo đảm an toàn môi trường, không phá vỡ cảnh quan…

Cần sự phối hợp hành động của cả hệ thống chính trị và chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý vi phạm -4
 Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) chất vấn Bộ trưởng

Ngày 10.3.2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 208/QĐ-TTg phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái. Bộ NN và PTNT cũng đã có kế hoạch triển khai Đề án này. ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) đề nghị: Bộ trưởng cho biết những chính sách sẽ được áp dụng để hỗ trợ chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?

Nêu rõ, Bộ NN và PTNT đã có Quyết định và kế hoạch hành động thực hiện Đề án chuyển đổi nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu rõ, việc thực hiện còn chậm và chính sách cũng chưa rõ nét, chưa trở thành “cú hích” để hướng tới mục tiêu giảm khai thác và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.

Thời gian tới, Bộ NN và PTNT sẽ tăng cường đối thoại với các địa phương, ngư dân thuộc diện tự nguyện xin chuyển đổi nghề hoặc ngư dân trong diện không được phép khai thác do cường lực khai thác quá mức. Khẳng định điều này, Bộ trưởng chia sẻ 2 hình thức chuyển đổi nghề.

Một là, bà con lên bờ, vẫn nuôi trồng cạn hoặc nuôi trồng ven bờ với cường lực khai thác và mật độ cho phép. Hai là, chuyển đổi hẳn nghề nghiệp khác, như làm du lịch hoặc tạo điều kiện cho bà con ngư dân vào khu công nghiệp. Và mỗi đối tượng, phương án chuyển đổi nghề nghiệp sẽ gắn với chính sách kèm theo.

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.