Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kiên Giang thảo luận tại tổ

Cần hủy kết quả đấu giá nếu như “đầu vào” có sai sót

Lấy ví dụ từ thực tế đã có trường hợp vì quá trình kê biên một ngôi nhà của người dân có vi phạm buộc cơ quan Nhà nước phải bồi thường khi chuyển giao ngôi nhà đó cho người trúng đấu giá, ĐBQH Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) đề nghị, cần bổ sung vào Điều 72, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản quy định về hủy hợp đấu giá với trường hợp này.

Khắc phục bất cập, hạn chế đã thấy rõ

Thảo luận tại tổ 5, các ĐBQH nhất trí cho rằng, trong hơn 5 năm qua, Luật Đấu giá tài sản là căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng cho các hoạt động đấu giá tài sản diễn ra công khai, minh bạch, tránh thất thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, rất cần ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản để khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động đấu giá tài sản; tăng cường trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản…

Cần hủy kết quả đấu giá nếu như “đầu vào” có sai sót -0
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kiên Giang thảo luận tại tổ chiều 8.11

Hồ sơ dự án Luật đã được cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, tuân thủ đúng quy trình, yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu; bố cục và kết cấu của dự thảo Luật tương đối chi tiết, bao quát nhiều nội dung. Ghi nhận nỗ lực này, song ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) đề nghị, tại khoản 7, Điều 1 (sửa đổi bổ sung khoản 5, 6, 7 Điều 29) mới quy định trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về địa chỉ trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trương ương thì phải thực hiện việc gửi giấy đề nghị thay đổi đến Sở Tư pháp.

Cần hủy kết quả đấu giá nếu như “đầu vào” có sai sót -0
Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam) phát biểu

Để bảo đảm việc quy định chặt chẽ hơn, đại biểu đề nghị, cần quy định trong mọi trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động thì doanh nghiệp đấu giá tài sản đều phải thực hiện trách nhiệm trên.

Điểm b, Khoản 12, Điều 1, dự thảo Luật quy định “cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; công ty mẹ, công ty con; các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản”.

Dẫn quy định này, theo đại biểu Dương Văn Phước, cơ quan soạn thảo cần giải thích rõ như thế nào là “cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối cá nhân, tổ chức khác” nhằm bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện. Bởi, nếu không quy định rõ nhóm đối tượng này sẽ dẫn đến hai trường hợp, hoặc là bỏ lọt đối tượng, hoặc là lạm quyền để từ chối cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá trái quy định.

Có nâng mức tiền đặt trước không?

Khoản 13, Điều 1, dự thảo Luật quy định, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước và tiền đặt trước do tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 1a Điều này.

Cần hủy kết quả đấu giá nếu như “đầu vào” có sai sót -0
Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh (Lào Cai) phát biểu

Cũng theo quy định tại khoản 13, Điều 1, trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà giá khởi điểm chưa xác định được bằng tiền thì tiền đặt trước được xác định theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.

Với trường hợp đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, thì tiền đặt trước được tính căn cứ vào số lượng khối băng tần đăng ký mua và giá khởi điểm cao nhất của khối băng tần trong tổng số khối băng tần đưa ra đấu giá theo tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này.

Cần hủy kết quả đấu giá nếu như “đầu vào” có sai sót -0
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu

Các ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam), Sùng A Lềnh (Lào Cai), Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc)... cho rằng, cần xem xét nâng mức tiền đặt trước từ mức tối thiểu là 20% và tối đa là 50% giá trị tài sản đấu giá, vì khung số tiền đặt trước như dự thảo Luật đang quy định là quá thấp. Đồng thời, cần mở rộng tỷ lệ phạt đấu giá, quy định thời gian người trúng đấu giá phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - ĐBQH tỉnh Kiên Giang, cho biết, theo thông lệ thế giới, thì có những loại tài sản không quy định về tiền đặt trước. Mặt khác, dự thảo Luật cũng đã nâng mức tiền đặt trước với đấu giá quyền sử dụng đất lên tối thiểu là 15%, tối đa là 20%.

Cần hủy kết quả đấu giá nếu như “đầu vào” có sai sót -0
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - ĐBQH tỉnh Kiên Giang phát biểu

Do vậy, “không thể tiếp tục nâng mức tiền đặt trước. Nếu tăng nữa thì đã biến chất, không phải đấu giá nữa, thậm chí nếu tăng tiền đặt trước lên 50% hay 100% giá trị tài sản để chống những trường hợp "xù", thì đã trở thành mua bán tài sản”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ.

“Trên cơ sở nghiên cứu thông lệ thế giới, cơ quan soạn thảo đã cố gắng tăng lên các mức tiền đặt trước như thể hiện tại dự thảo Luật. Với mức tăng hiện nay khi đấu giá tài sản lớn, thì cũng đã trở thành hàng rào kỹ thuật để hạn chế những doanh nghiệp nhỏ”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Cần hủy kết quả đấu giá nếu như “đầu vào” có sai sót -0
Đại biểu Quốc hội Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) phát biểu

Dù không tăng mức tiền đặt trước, nhưng theo đại biểu Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc), cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung hủy kết quả đấu giá trong trường hợp quyết định rồi bản án hoặc quá trình cưỡng chế kê biên có vi phạm pháp luật dẫn đến đầu vào đấu giá có sai sót (Điều 72 của Luật Đấu giá tài sản hiện hành).

“Thực tiễn đã có những vụ việc quá trình đấu giá tài sản không có vi phạm gì, nhưng trong quyết định hành chính để tịch thu hay bản án có quyết định tịch thu, đặc biệt là trong thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản có vi phạm mà vẫn đưa tài sản đó ra đấu giá sẽ phát sinh nhiều vấn đề.

Bởi về nguyên tắc và theo quy định hiện hành thì không có cơ sở để hủy kết quả đấu giá, nên phải thực hiện bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá ngay thẳng thì phải bàn giao. Nhưng nếu bàn giao tài sản này thì cơ quan Nhà nước sẽ phải bồi thường cho người trúng đấu giá, rất khó khăn, nên địa phương không bao giờ dám triển khai nội dung này”.

Dẫn ra ví dụ nêu trên, đại biểu Lê Tất Hiếu đề nghị, cần bổ sung vào Điều 72 về hủy kết quả đấu giá trong trường hợp quyết định rồi bản án hoặc quá trình cưỡng chế kê biên có vi phạm pháp luật dẫn đến đầu vào đấu giá có sai sót. Nếu quy định như vậy, chúng ta sẽ có cơ sở xem xét trách nhiệm của các cơ quan có vi phạm pháp luật trong các khâu trước.

Một số đại biểu cũng cho rằng, tình trạng người trúng đấu giá sẵn sàng bỏ cọc, bỏ hợp đồng, như trong vụ Thủ Thiêm vừa qua, hay đấu giá biển số xe gần đây sẽ dẫn đến không bảo đảm quản lý nhà nước trong đấu giá, cũng như trong thực hiện quan hệ kinh tế giữa các bên liên quan. Do vậy, cần bổ sung một điều về phạt hợp đồng trong những trường hợp người trúng đấu giá bỏ cọc và không thực hiện được hợp đồng.

“Thực tế đã có việc người đấu giá biển số xe lên đến 32 tỷ đồng bỏ cọc, không thực hiện hợp đồng. Việc làm này làm "tan" cả cuộc đấu giá được cơ quan chức năng chuẩn bị kỹ. Hơn nữa, nếu tăng tiền đặt trước, đặt cọc lên sẽ không bảo đảm nguyên tắc không gây khó khăn cho quá trình đấu giá”, đại biểu Lê Tất Hiếu nhấn mạnh.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư

Trong chương trình thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, chiều 9.1, tại thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, với chủ đề “Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng".

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại xã Pa Tần, Lai Châu
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại xã Pa Tần, Lai Châu

Trong khuôn khổ chương trình “"Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản,” chiều 9.1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng đoàn công tác khảo sát Công ty Nông nghiêp công nghệ cao Trung An. Ảnh: Nguyễn Hành
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khảo sát thực địa các điểm tham quan tại Hội nghị APF

Tiếp tục chương trình công tác tại thành phố Cần Thơ, chiều 9.1, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng đoàn công tác của Quốc hội đã đi kiểm tra các điểm tham quan thực địa của các đại biểu tham dự Hội nghị APF là Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Hợp tác xã Nông trại xanh - New Green Farm và Sông Hậu Farm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, chúc Tết gia đình các cố Phó Chủ tịch Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, chúc Tết gia đình các cố Phó Chủ tịch Quốc hội

Sáng 9.1, tại Hà Nội, nhân dịp đầu năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã tới thăm, chúc Tết gia đình và thắp hương tưởng nhớ cố Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Đăng Khoa, cố Phó Chủ tịch Quốc hội Xuân Thủy, cố Phó Chủ tịch Quốc hội Nghiêm Xuân Yêm và cố Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Văn Tửu. 

Đoàn công tác của Quốc hội tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hành
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ

Ngày 9.1, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Đức Hải đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về Nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ từ ngày 21 - 24.1.2025. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào

Vào lúc 8 giờ ngày 9.1, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9 - 10.1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm, làm việc tại Lào
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm, làm việc tại Lào

Sáng 9.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9 - 10.1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản

Chiều 8.1, tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế hệ mới dành cho Việt Nam để thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược mang tính thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế.