Căn cứ nào để quy đổi 4.0 IELTS sang 10 điểm thi tốt nghiệp THPT?

PGS.TS Lê Kim Anh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc quy đổi quy đổi 4.0 IELTS sang 10 điểm thi tốt nghiệp THPT là có căn cứ.

Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, học sinh lớp 12 cần làm 4 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng bài Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.

Trong đó, Bộ GD-ĐT quy định 2 đối tượng được miễn làm bài thi môn ngoại ngữ bao gồm: Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng GD-ĐT; thí sinh có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ (giống hoặc khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông) hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày 27.6 và đạt mức điểm tối thiểu theo quy định của Bộ.

Những thí sinh khi được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ sẽ được tính 10 điểm ở môn này để cộng vào điểm xét tốt nghiệp THPT.

Chia sẻ về việc quy đổi điểm IELTS 4.0 tương đương 10 điểm thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Lê Kim Anh cho biết, theo quy đổi tương đối, IELTS 4.0 tương đương trình độ tiếng Anh B1 (trung cấp) trong Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Thông tư ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định B1 tương đương với bậc 3/6. Đây cũng là mức học sinh học hết chương trình THPT phải đạt được.

Còn theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia, học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT năm nay cần đạt mức A2, tốt nghiệp đại học mới cần B1. Như vậy, khi xây dựng quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào chuẩn đầu ra với học sinh để miễn bài thi Ngoại ngữ ở mức IELTS 4.0 hoặc tương đương.

Căn cứ nào để quy đổi quy đổi 4.0 IELTS sang 10 điểm thi tốt nghiệp THPT? -0
PGS.TS Lê Kim Anh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bậc B1 trong CEFR mô tả người học có thể diễn đạt một cách hạn chế quan điểm trong các vấn đề văn hóa hoặc đưa ra lời khuyên trong những lĩnh vực quen thuộc, hiểu được thông báo, chỉ dẫn cộng đồng. Thí sinh đọc hiểu được các bài báo, thông tin hàng ngày; hiểu được ý chính văn bản trong lĩnh vực quen thuộc; có thể viết thư hoặc ghi chú ý chính những vấn đề quen thuộc hoặc những chủ đề có thể đoán trước.

Còn với IELTS, thí sinh ở mức 4.0 được đánh giá sử dụng tiếng Anh hạn chế. Người học có sự thành thạo cơ bản trong tình huống quen thuộc nhưng khó khăn trong khi sử dụng ngôn ngữ phức tạp. Ví dụ ở kỹ năng Nói, người học chưa đạt độ trôi chảy, từ vựng và cấu trúc câu còn đơn giản, còn bị lặp lại. Ở kỹ năng Viết, thí sinh trình bày được ý chính nhưng chưa sắp xếp được mạch lạc, từ vựng và cấu trúc còn hạn chế.

Theo cô Kim Anh, các thang tham chiếu này là căn cứ để xác định thí sinh IELTS 4.0 sẽ đạt được năng lực tương đương với trình độ B1.

Mức chứng chỉ tối thiểu để thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ cụ thể như sau:

Với môn Tiếng Anh, thí sinh cần có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm trở lên do ETS cấp hoặc IELTS 4.0 điểm trở lên do IDP hoặc Hội đồng Anh cấp.

Với môn Tiếng Nga, thí sinh cần đạt TORFL cấp độ 1 trở lên. Chứng chỉ phải do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội cấp.

Với môn Tiếng Pháp, thí sinh có TCF (300-400 điểm) hoặc DELF B1 trở lên do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế cấp sẽ được miễn thi.

Với môn Tiếng Trung, bộ yêu cầu thi sinh có HSK cấp độ 3 hoặc TOCFL cấp độ 3 trở lên để được miễn thi. Chứng chỉ HSK phải được cấp bởi Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc, Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia, Tổng bộ Viện Khổng tử (Trung Quốc) hoặc Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài. TOCFL phải là chứng chỉ do Ủy ban công tác thúc đẩy Kỳ thi đánh giá năng lực Hoa ngữ quốc gia cấp.

Với môn Tiếng Đức, thí sinh cần có Goethe-Zertifikat B1, Deutsches Sprachdiplom (DSD) B1 hoặc Zertifikat B1 trở lên. Các chứng chỉ này phải được Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài cấp.

Với môn Tiếng Nhật, để được miễn thi, thí sinh cần có chứng chỉ JLPT cấp độ N3 được cấp bởi Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.