Các dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ em

Trong y học cổ truyền, bại não được xếp vào chứng ngũ trì (5 chứng chậm): Chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm biết nói, chậm phát triển trí tuệ.

Các biểu hiện thường gặp ở trẻ bại não

TS.BS Lại Thanh Hiền- Trưởng khoa Nội Nhi- Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: Bại não là những tình trạng bệnh lý do tổn thương não lan tỏa không tiến triển của các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.

Bác sĩ Hiền chia sẻ về một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bại não như:

Rối loạn vận động: Không cử động được tay chân hay cử động không nhịp nhàng, tay chân co cứng, các vận động thô không làm được như không lật, trườn, bò, không ngồi được hay không đứng, đi được, không cầm nắm bằng tay được.

Rối loạn nuốt: Khó bú, bú sặc, chảy nước dãi, không ngậm hay mở miệng được.

Rối loạn ngôn ngữ: Khó khăn khi nói, khó chọn từ, phát âm không chuẩn, nói lắp hoặc mất hẳn ngôn ngữ.

Rối loạn trí tuệ: Giảm khả năng nhận biết, chậm tiếp thu, học khó.

Rối loạn thị giác: Trẻ có thể có các tật khúc xạ, lác, loạn thị giác một bên hay hai bên, có một số ít giảm hoặc mất thị lực.

Rối loạn thính giác: Khả năng nghe kém, đặc biệt điếc tần số cao hay gặp ở các trẻ bại não do vàng da nhân hoặc điếc hoàn toàn.

Các dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ em -0
Trẻ bị bại não thường gặp khó khăn trong vận động (Ảnh: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)

Bác sĩ Hiền cho biết thêm về các thể của bại não gồm:

Bại não thể co cứng: Chiếm 70-80 % trẻ bị bại não, có thể liệt cứng một chi, nửa người, hai chân hay tứ chi. Có thể liệt các cơ cổ, cơ hầu họng gây khó nuốt, khó nói.

Bại não thể múa vờn: Do loạn trương lực cơ (trương lực cơ lúc tăng lúc giảm), biểu hiện bằng các cử động không kiểm soát được, trẻ khó ngồi, dáng đi lảo đảo, khó nuốt, khó nói.

Bại não thể thất điều: Chỉ chiếm khoảng 10% trẻ bại não, trẻ mất điều hòa, phối hợp cử động nên ảnh hưởng đến khả năng đi lại, thăng bằng kém, dễ ngã, khó khăn với các cử động đòi hỏi chính xác như cầm nắm, viết…

Bại não thể nhẽo: trẻ yếu mềm toàn thân do giảm trương lực cơ, không có khả năng giữa đầu cổ cân bằng, không ngồi đứng được, nằm sấp không ngẩng đầu được.

Phương pháp điều trị bệnh bại não

Theo bác sĩ Hiền, sự kết hợp giữa những bài thuốc y học cổ truyền để bổ ích các tạng phủ, khai khiếu, thông kinh lạc với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, thuỷ châm, nhĩ châm, cấy chỉ và các bài xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống… là phương pháp điều trị toàn diện để giúp trẻ phục hồi tối đa các chức năng còn khiếm khuyết.

Bên cạnh đó trẻ bại não cũng được kết hợp điều trị các phương pháp điều trị của y học hiện đại như vật lý trị liệu: điện xung, hồng ngoại… và tập phục hồi chức năng với đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị  sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi, tự chăm sóc được bản thân trong các sinh hoạt hằng ngày.

Châm cứu điều trị trẻ bại não

Có tác dụng khai khiếu tỉnh thần, an thần, thông kinh hoạt lạc, bổ khí huyết cân bằng âm dương. Đồng thời, giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng tại chỗ, tăng sức cơ vùng liệt, hỗ trợ làm mềm cơ co cứng, giảm đau, phục hồi cải thiện vận động, chức năng nói và nhận thức của trẻ.

Thủy châm

Thủy châm các thuốc vitamin nhóm B, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, tăng tuần hoàn não giúp phục hồi thần kinh trung ương, nuôi dưỡng thần kinh ngoại vi, tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose sinh năng lượng trong cơ thể, sinh hồng cầu, tăng cường miễn dịch điều hòa cơ thể, giúp chữa khỏi bệnh và phục hồi các tổn thương.

Cấy chỉ

Cấy chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình sinh hóa tại các vị trí được cấy chỉ, giúp tăng tuần hoàn, nuôi dưỡng các cơ tại khu vực cấy chỉ, duy trì trạng thái kích thích các phản xạ thần kinh liên tục có tác dụng mạnh trong các bệnh lý liệt do tai biến, bại não, di chứng viêm não…

Xoa bóp bấm huyệt

Cải thiện tuần hoàn, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng da, giảm đau, giảm phù nề, làm mềm gân cơ để phục hồi vận động, ngôn ngữ trí tuệ, giác quan và hạn chế các thương tật thứ phát (co rút cơ, cứng khớp).

Tập vận động thụ động cho trẻ bại não

Giúp trẻ duy trì, cải thiện tầm vận động của trẻ, tránh các thương tật thứ phát, tăng khả năng hồi phục vận động cho trẻ.

Tập ngồi, tập đứng thăng bằng động và tĩnh giúp tăng khả năng giữ thăng bằng trong không gian, tăng khả năng nhận thức bản thể của trẻ; giúp trẻ có thể tự ngồi, đứng và di chuyển được một cách độc lập. Tập kỹ năng tập trung, kỹ năng bắt chước, chơi đùa, giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh.

Bại não một dạng đa tàn tật nặng nề, đứng vị trí hàng đầu trong mô hình bệnh tật ở trẻ em. Nếu phát hiện và can thiệp sớm để phục hồi chức năng cho trẻ bại não sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giảm tỉ lệ tàn tật ở trẻ em.

Sức khỏe

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom
Sức khỏe

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom

Ngày 14.4, một số trang mạng xã hội đã đăng tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Happy Mom" đang kinh doanh tại nhà thuốc Long Châu. Trước những nội dung sai lệch, có nguy cơ gây hiểu lầm và hoang mang cho người tiêu dùng, FPT Long Châu khẳng định các thông tin đang lan truyền về sản phẩm nêu trên là không chính xác. 

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 14.4, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization – WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai
Sức khỏe

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có hiệu quả và giá trị không thể phủ nhận đối với cộng đồng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt với biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng

Ngày 13.4, thông tin tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, trong tuần từ ngày 5.4 đến 12.4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 9 ca so với tuần trước đó).