Tin kem trị mụn “thảo dược thiên nhiên” trên TikTok, nữ sinh nổi mụn nước khắp mặt

Nghe theo lời quảng cáo “kem trị mụn từ thảo dược thiên nhiên, an toàn tuyệt đối” quảng cáo trên TikTok, cô gái trẻ ở Hà Nội đã mua về sử dụng và phải nhập viện vì dị ứng nặng, đối mặt nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.

Hốt hoảng vì da tổn thương nặng chỉ sau 3 ngày

Bệnh nhân tên M.T.P., 22 tuổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội. P. cho biết thời gian gần đây thường xuyên theo dõi các nội dung làm đẹp trên TikTok, thấy nhiều tài khoản giới thiệu một loại kem trị mụn "từ thiên nhiên” có thành phần chiết xuất nghệ, tràm trà, nha đam.

Sản phẩm này được quảng cáo có thể dùng cho cả da nhạy cảm, không kích ứng, không corticoid.

“Các tài khoản này đều cho biết da sẽ căng mướt, giảm mụn rõ rệt chỉ sau vài ngày. Em nghĩ sản phẩm từ thiên nhiên thì an toàn nên đặt mua về dùng thử”, P. kể.

Ngay trong lần bôi đầu tiên vào buổi tối, P. có cảm giác châm chích nhẹ ở vùng má và trán. Tuy nhiên, cô nghĩ đây là phản ứng thông thường của da khi tiếp xúc sản phẩm mới nên tiếp tục sử dụng.

Tới ngày thứ ba, da bệnh nhân bắt đầu đỏ ửng và xuất hiện nhiều nốt mụn nước li ti. Vùng cổ và quai hàm ngứa rát khó chịu, đặc biệt là khi đổ mồ hôi. Lo lắng, P. ngừng dùng kem nhưng tình trạng ngày càng tồi tệ: mặt sưng phù, nóng ran, mụn nước vỡ chảy dịch vàng, lan xuống cổ và cánh tay.

z6505305208988-ce5bd5222c2d204fefc9f1449edd9f7d.jpg
Vùng da mặt của bệnh nhân sau thời gian dùng sản phẩm “thảo dược thiên nhiên” được nhiều người quảng cáo. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Không phải cứ gắn mác thiên nhiên là an toàn!

Trực tiếp thăm khám, điều trị cho trường hợp trên, BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Thành viên Hội Da liễu Việt Nam cho biết, bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc cấp tính, phản ứng nặng với thành phần trong mỹ phẩm. Vùng mặt, cổ và tay sưng tấy, rỉ dịch, cho thấy da đã bị tổn thương sâu.

Theo bác sĩ Thành, các sản phẩm mỹ phẩm gắn mác “thảo dược thiên nhiên” nhưng không rõ nguồn gốc rất dễ gây hại nếu không được kiểm nghiệm đầy đủ. Nhiều loại còn pha trộn corticoid hoặc hóa chất mạnh để cho hiệu quả làm đẹp nhanh chóng, nhưng lại đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe làn da, đặc biệt khi dùng không đúng cách.

“Rất nhiều bạn trẻ chủ quan, nghĩ cứ gắn mác thiên nhiên là an toàn. Nhưng thực tế, các thành phần như nghệ, tràm trà, nếu không được xử lý đúng quy chuẩn, cũng có thể gây kích ứng mạnh. Đó là chưa kể trường hợp sản phẩm giả, nhái, hoặc trộn chất cấm", bác sĩ Thành khuyến cáo.

Cũng theo bác sĩ, trường hợp bệnh nhân P. còn mắc sai lầm nghiêm trọng bởi tiếp tục sử dụng sản phẩm sau khi da có biểu hiện đỏ rát, khiến mức độ tổn thương lan rộng. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với biến chứng viêm da mạn tính, mất sắc tố da, sẹo thâm, sẹo lồi hoặc sẹo lõm vĩnh viễn.

Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng, kết hợp kem phục hồi da chuyên biệt. Sau 5 ngày, tình trạng bắt đầu cải thiện, nhưng vẫn cần điều trị theo dõi trong vài tuần tới.

Bác sĩ Thành cho hay, tình trạng người trẻ dị ứng, tổn thương da do dùng mỹ phẩm trôi nổi đang ngày càng phổ biến. Chỉ cần một video “review” viral trên TikTok, sản phẩm không rõ nguồn gốc đã có thể bán hàng nghìn đơn mỗi ngày, mà không ai biết thực sự bên trong chứa thành phần gì.

“Người dùng không nên sử dụng mỹ phẩm chỉ dựa trên quảng cáo từ mạng xã hội. Cần kiểm tra kỹ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, tem kiểm định. Nếu sản phẩm chỉ toàn chữ nước ngoài, không có hướng dẫn rõ ràng, càng phải cẩn trọng", bác sĩ nhấn mạnh.

Đồng thời, bác sĩ Thành cũng lưu ý trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào trên mặt, đặc biệt là mỹ phẩm mới, người dùng nên thử trước ở vùng da nhỏ như mặt trong cổ tay hoặc sau tai. Nếu sau 24 giờ không có dấu hiệu bất thường, mới nên sử dụng tiếp.

Trong trường hợp có biểu hiện dị ứng như mẩn đỏ, ngứa, châm chích, rát da, cần tuyệt đối ngừng sử dụng ngay, rửa sạch bằng nước muối sinh lý và không bôi thêm bất cứ loại kem nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

“Một sản phẩm dù được nhiều người khen ngợi hay quay clip lung linh đến mấy cũng không thể đảm bảo an toàn nếu không được kiểm định. Làn da không phải nơi để thử nghiệm. Và một món đồ rẻ, đẹp, có vẻ "tự nhiên" đôi khi lại là thứ khiến chúng ta phải trả giá đắt nhất”, bác sĩ Thành nói.

Sức khỏe

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm. Hành vi quảng cáo sai sự thật đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đe dọa tính mạng người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi bị phát hiện thì hầu hết người nổi tiếng chỉ cúi đầu xin lỗi.

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom
Sức khỏe

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom

Ngày 14.4, một số trang mạng xã hội đã đăng tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Happy Mom" đang kinh doanh tại nhà thuốc Long Châu. Trước những nội dung sai lệch, có nguy cơ gây hiểu lầm và hoang mang cho người tiêu dùng, FPT Long Châu khẳng định các thông tin đang lan truyền về sản phẩm nêu trên là không chính xác. 

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 14.4, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization – WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai
Sức khỏe

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có hiệu quả và giá trị không thể phủ nhận đối với cộng đồng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt với biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng

Ngày 13.4, thông tin tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, trong tuần từ ngày 5.4 đến 12.4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

US-HIFU - Bước đột phá trong điều trị khối u không xâm lấn tại Việt Nam
Sức khỏe

US-HIFU - Bước đột phá trong điều trị khối u không xâm lấn tại Việt Nam

Chiều 12.4, tại Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Thiện An đã tổ chức Hội nghị Khoa học giới thiệu kỹ thuật điều trị khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US-HIFU) - đánh dấu bước ngoặt lớn trong đổi mới công nghệ điều trị không xâm lấn tại Việt Nam.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại tại cơ sở tu tập: Bộ Y tế đề nghị thanh tra, kiểm tra toàn bộ cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Sức khỏe

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại tại cơ sở tu tập: Bộ Y tế đề nghị thanh tra, kiểm tra toàn bộ cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Ngày 12.4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã ký văn bản gửi các địa phương đề nghị tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.