Bón phân chuyên dùng "Đầu Trâu mặn phèn" cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long

Phân bón chuyên dùng "Đầu Trâu mặn phèn" của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền bón cho vùng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long mang lại hiệu quả cao cho các mô hình “Canh tác lúa thông minh”.

Để biết được tại sao bón phân Đầu Trâu mặn phèn cho vùng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long mang lại hiệu quả cao, trước tiên phải biết trong loại phân này có chứa những dưỡng chất gì. Phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn có chất can-xi (Ca) chiếm 14,2%, lân (P) chiếm 12% P2O5 hữu hiệu. Ngoài ra còn có chất đạm (N) chiếm 4% tổng số và Si-lic (Si) chiếm 1% SiO2 hữu hiệu. Như vậy, trong phân có 2 chất Ca và P có hàm lượng cao nhất và gần tương đương nhau.

 Bón phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long -0
Bản đồ phân tích vùng ven biển

Thêm nữa, phải biết được tính chất đất ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long. Qua kết quả phân tích 72 mẫu đất của 38 điểm trong mô hình “Canh tác lúa thông minh" ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, vùng đất ven biển (vùng được đánh số 1 trên bản đồ), có mặt ở 9 tỉnh trên tổng số 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long, có hàm lượng Ca chỉ bằng khoảng một nửa của ma – giê (Mg).

 Bón phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long -0
Bảng hàm lượng Ca, Mg, K ở vùng ven biển sông Cửu Long

Nhưng theo Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI, để cây lúa phát triển tốt thì hàm lượng Ca phải nhiều gấp 3 lần Mg. Như vậy, đất vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long có hàm lượng Ca mất cân đối với Mg. Mặc dù hàm lượng Ca trong đất không phải là thấp, nhưng cây lúa không hấp thụ đủ Ca do sự canh tranh của Mg (cạnh tranh dinh dưỡng). Do đó, bón phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn là cung cấp thêm Ca cho lúa.

Cũng qua kết quả phân tích đất trình bày trong Bảng hàm lượng Ca, Mg, K ở vùng ven biển sông Cửu Long cho thấy, hàm lượng P hữu hiệu của đất vùng ven biền (vùng 1) ở mức thấp. Do đó, bón phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn đã bổ sung dưỡng chất lân cho lúa. Ngoài ra, bón lót phân Đầu Trâu Mặn - Phèn từ 100 - 150 kg/ha cũng để cho lân cố định chất sắt có nhiều trong đất, giúp cây lúa không bị ngộ độc sắt.

Đất vùng ven biển khi bị mặn xâm nhập có chứa nhiều độc chất Na-tri (Na) và Clo (Cl) do 2 chất này có nhiều trong nước mặn. Bón lót phân Đầu Trâu Mặn -  Phèn đã “đuổi” các độc chất này ra khỏi đất theo cơ chế đối kháng điện tích (nghĩa là 2 chất có điện tích giống nhau đuổi đẩy nhau). Như vậy, Ca trong phân có diện tích dương đã đuổi Na (có điện tích dương) và P trong phân có điện tích âm đuổi Cl (điện tích âm). Nhờ vậy, việc rửa mặn đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.

 Bón phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long -0
Phân bón chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn bón cho vùng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long mang lại hiệu quả cao cho các mô hình “Canh tác lúa thông minh”.

Liều lượng bón phân Đầu Trâu mặn phèn cho canh tác chuyên lúa trong gia đoạn bón lót lúc làm đất, rửa mặn là từ 100-150kg/ha. Giai đoạn 7-10 ngày sau khi sạ, 18-22 ngày sau khi sạ, bón 100-150kg/ha phân Đầu Trâu TE-A1. Trong giai đoạn đón đòng, bón 100-150kg/ha phân Đầu Trâu TE-A2.

Công nghệ

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự
Công nghệ

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự

Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt được một bước tiến lớn với sự ra đời của máy bay TP-150, mẫu máy bay huấn luyện và tuần tra đầu tiên được chế tạo trong nước. TP-150 được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng
Khoa học - Công nghệ

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, xe chiến đấu bộ binh mang tên XCB-01 thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, bởi đây là phương tiện bọc thép bánh xích đầu tiên được Việt Nam nghiên cứu và chế tạo trong nước. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phát triển công nghệ mà còn thể hiện khả năng tự chủ quốc phòng của Việt Nam. 

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ
Công nghệ

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ
Công nghệ

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ

Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ (R&D to Start-up) 2024 thu hút sự quan tâm của giới trẻ, các giảng viên, doanh nghiệp… đối với các hoạt động khởi nghiệp, đồng thời tìm kiếm các dự án khởi nghiệp tiềm năng, có thể phát triển thành những mô hình, startup sáng tạo trong tương lai.

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động
Công nghệ

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động

Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố then chốt trong việc cải thiện đời sống và nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam. Sự chuyển đổi này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn tạo ra những cơ hội mới cho người lao động thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực, các ứng dụng số hóa. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lao động.