Bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật - ĐHQGHN

Ngày 03.10.2022, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân đã ban hành Quyết định chuyển đổi, bổ nhiệm Ban giám hiệu Trường Đại học Luật.

Theo đó, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh làm Hiệu trưởng. Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh giữ chức vụ Chủ nhiệm Khoa Luật.

Các Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, bao gồm: PGS.TS Trịnh Tiến Việt  và TS. Nguyễn Trọng Điệp.

Bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật - ĐHQGHN -0
Ban giám hiệu trường ĐH Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội

Theo quyết định, Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ chính thức nhận nhiệm vụ từ 01.11.2022.

Trước đó, ngày 23.9.2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg về việc thành lập Trường ĐH Luật là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. Đây là trường đại học thành viên thứ 9 của ĐH QGHN.  

Theo Quyết định thành lập, Trường ĐH Luật là cơ sở giáo dục đại học công lập thành viên của ĐHQGHN; thực hiện tự chủ theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN, quản lý Nhà nước về giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quản lý về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Như vậy, hiện nay ĐHQGHN có 12 đơn vị đào tạo đại học, gồm 9 trường đại học thành viên: (1) Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, (2) Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, (3) Trường ĐH Ngoại ngữ, (4) Trường ĐH Công nghệ, (5) Trường ĐH Kinh tế, (6) Trường ĐH Giáo dục, (7) Trường ĐH Việt Nhật, (8) Trường ĐH Y Dược và (9) Trường ĐH Luật; 2 trường trực thuộc là Trường Quản trị và Kinh doanh, Trường Quốc tế; 1 khoa trực thuộc là Khoa các khoa học liên ngành.

Khoa Luật (tiền thân là Khoa Pháp lý) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1087/QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ GD&ĐT) - là cơ sở đào tạo đầu tiên và duy nhất của nước ta được giao nhiệm vụ chính trị “đào tạo cán bộ pháp lý bậc đại học” ở thời điểm đó.

Từ năm 2000 đến nay, Khoa Luật là một đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong lĩnh vực luật học, có con dấu và tài khoản riêng trực thuộc ĐHQGHN với định hướng phát triển thành Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của ĐHQGHN.

Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Giáo dục

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 27.9, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Tòa nhà Trung tâm điều hành - Khu trung tâm ĐHQGHN thuộc Dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN”. Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia
Giáo dục

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia trong việc phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công nghệ then chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học, hóa học, vật liệu tiên tiến và năng lượng xanh...

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển
Giáo dục

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển

Ngày 27.9, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Viết Hiển. Đồng thời thực hiện các hình thức kỷ luật phù hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan tới vụ việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025
Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025

Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) vừa khai giảng năm học 2024-2025, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều dấu ấn đặc biệt. Lễ khai giảng đã được tổ chức long trọng tại Eastin Grand Hotel Saigon, thu hút hơn 500 giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.