Bộ Giáo dục - Đào tạo lý giải việc yêu cầu địa phương dừng tuyển thẳng vào lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS

Liên quan đến văn bản yêu cầu các địa phương dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS,Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ không có quy định cũng như chưa bao giờ cho phép việc tuyển thẳng lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục - Đào tạo (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành, trước đây, Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có quy định về chế độ khuyến khích. Theo đó, chế độ khuyến khích giao cho các Sở GD-ĐT đề xuất và tiến hành.

Qua quá trình thực hiện từ năm 2014 cho tới năm 2018, các địa phương cũng đã thực hiện. Tuy nhiên, khi các địa phương chủ động triển khai tuyển sinh thì tự đưa ra các quy định về khuyến khích khác nhau.

Thực tế, việc cộng điểm khuyến khích cho học sinh đã động viên học sinh học tốt hơn, nhưng lại chưa tạo sự công bằng cho học sinh ở các vùng miền khác nhau. Bởi những vùng thuận lợi như ở thành phố, thị xã... các em có điều kiện và gia đình cũng tạo điều kiện để các em thi lấy chứng chỉ.

Trong khi đó, những em ở các vùng khó khăn hơn trong cùng địa bàn tuyển sinh ấy mặc dù các em có năng lực, trí tuệ, tiềm năng nhưng gặp vấn đề về kinh phí, tiền bạc, cuối cùng không thể thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ được. Chính vì thế năm 2018, Bộ GD-ĐT đã sửa đổi thông tư, trong đó đã bãi bỏ Khoản 3 của Điều 7 đó là chế độ khuyến khích.

Bộ GD-ĐT lý giải việc yêu cầu địa phương dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS -0
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng cho rằng, việc học ngoại ngữ là một nhu cầu tự thân của các em học sinh, học để nắm được ngoại ngữ, để dùng nó làm phương tiện học tập và để sau này làm việc chứ không phải học ngoại ngữ với mục đích để thi lấy chứng chỉ, để được tuyển thẳng hay ưu tiên trong tuyển sinh. Như vậy, việc học đó không phải nhu cầu tự thân mà do động lực bên ngoài.

“Chúng tôi muốn nhân đây kêu gọi các bậc cha mẹ học sinh hãy nghĩ rằng lợi ích lâu dài trong việc học ngoại ngữ của con mình. Xem ngoại ngữ là phương tiện, công cụ học tập, để làm việc tốt hơn, không nên chạy đua với mục đích nhằm có được sự ưu tiên khi cộng điểm khi tuyển sinh”, ông Thành nói.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, học để chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng, phát triển năng lực thực sự của bản thân và năng lực thực sự ấy mới quan trọng để sau này các em có định hướng tốt cho học lên, có định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp. Trên thực tế, với yêu cầu của thị trường việc làm hiện nay thì người lao động có năng lực đến đâu sẽ có cơ hội việc làm đến đấy chứ không chỉ là câu chuyện học để lấy tấm bằng.

Vì vậy, ông Thành cũng dành lời khuyên là học sinh phải có động lực học và học một cách thực sự nghiêm túc. Học thật thì không cần trông chờ vào sự ưu tiên nào cả. "Trải qua các kỳ thi, chúng ta chứng minh được năng lực thực sự của mình để có kế hoạch học tập tốt hơn, để lựa chọn nghề nghiệp đúng hơn, đáp ứng yêu cầu cho bản thân các em, phát triển bản thân cũng như đóng góp cho gia đình và xã hội", ông Thành nói.

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện

Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.