Bộ GD-ĐT bắt đầu đi kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2024 tại nhiều địa phương

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ GD-ĐT đã tổ chức các đoàn công tác, do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và các Thứ trưởng làm Trưởng đoàn, làm việc với địa phương về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi.

Đoàn do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Hậu Giang vào ngày 11.6 và làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 13.6.

Đoàn do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm Trưởng đoàn làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Hà Tĩnh trong 2 ngày 10 và 11.6; làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 17.6.

Đoàn do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc làm Trưởng đoàn làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh ngày 10.6, làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Long An vào ngày 11.6. Ngày 12.6, Thứ trưởng làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của TP. Cần Thơ.

Đoàn do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Quảng Nam vào ngày 12.6 và TP. Đà Nẵng vào ngày 13.6.

Đoàn do Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi làm Trưởng đoàn làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Yên Bái vào ngày 10.6 và tỉnh Lào Cai vào ngày 11.6.

Bộ GD-ĐT tổ chức các đoàn công tác làm việc với địa phương về kỳ thi tốt nghiệp THPT -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29.6. 

Trong đó: ngày 26.6, thí sinh làm thủ tục dự thi; ngày 27, 28.6, tổ chức coi thi; ngày 29.6 là lịch dự phòng.

Thời gian công bố kết quả thi dự kiến vào 8h ngày 17.7. Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023, đặc biệt là giữ nguyên như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Bộ GD-ĐT chỉ thực hiện một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong Quy chế để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cơ bản giữ ổn định cấu trúc như năm trước. Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới nên trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn. Từ đó, từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học của Chương trình GDPT 2018.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.