Bình quân sách tại Việt Nam lên mức 6,1 bản/ người

Số bản sách năm 2022 lên đến 598,9 triệu, đưa mức bình quân sách/người/năm lên mức 6,1 bản. Đây là mục tiêu ngành đặt ra để phấn đấu đến năm 2025, nhưng đã đạt được vào năm 2022.

Sáng 17.2, Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.

Bình quân lượng bản sách lên mức 6,1 bản/ người -2
Hội nghị có sự tham dự của Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm

Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Nguyễn Nguyên cho biết: Dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2022, ngành xuất bản đã để lại ấn tượng lớn tăng trưởng ở tất cả chỉ số phát triển: tăng trưởng ở số lượng bản sách, số lượng đầu sách, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách...

Tính đến hết ngày 31.12.2022, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 38.029 xuất bản phẩm (tăng 15,42%) với 598.938.423 bản (tăng 49,5%). Trong đó, xuất bản phẩm dạng sách in đạt 32.645 cuốn (tăng 11,5%) với 539.937.271 bản (tăng 54,2%); xuất bản phẩm dạng điện tử là 3.350 xuất bản phẩm (tăng 45,6%) với ước tính khoảng 32.500.000 bản (tăng 30%). Số bản sách năm nay lên đến 598,9 triệu, đưa mức bình quân sách/người/năm lên mức 6,1 bản (trong đó có 3,04 bản là sách giáo khoa, giáo trình, bài tập, giáo viên; 2,98 bản là các loại sách khác). Đây là mục tiêu ngành đặt ra để phấn đấu đến năm 2025, nhưng đã đạt được vào năm 2022.

Bình quân lượng bản sách lên mức 6,1 bản/ người -0
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên cho biết năm 2022, ngành xuất bản có sự tăng trưởng vượt bậc

Nội dung, chất lượng xuất bản phẩm được nâng lên một bước, không chỉ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ những ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước, mà còn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

Số lượng đầu sách có lượng ấn bản lớn tăng lên. Một số cuốn sách thu hút được nhiều bạn đọc và cho đến nay được đã tái bản nhiều lần, in hoặc phát hành điện tử với số lượng lớn, như: “Đắc nhân tâm” in 750.500 bản (do NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh liên kết xuất bản với Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Trí Việt), “Trên đường băng” in 590.000 bản, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” in 410.000 bản, (NXB Trẻ xuất bản); “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” in 365.000 bản (NXB Hội Nhà văn liên kết xuất bản với Công Ty Cổ Phần Văn Hóa và Truyền Thông Nhã Nam), “Đọc vị bất kỳ ai: Để không bị lừa dối và lợi dụng” in 205.200 bản (do NXB Lao động liên kết xuất bản với Công ty Cổ phần Sách Thái Hà)....

Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung bị xử lý đã giảm 16,7% so với năm 2021 và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số xuất bản phẩm được xuất bản. Việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong ngành được đẩy mạnh. Đến nay, đã có 19 nhà xuất bản được xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản xuất bản phẩm điện tử (tăng 72,7% so với năm 2021) góp phần đưa số lượng đầu sách điện tử tăng gần 1,5 lần.

Bình quân lượng bản sách lên mức 6,1 bản/ người -1
Trong khuôn khổ Hội nghị, công tác thi đua khen thưởng đã được triển khai

Tuy tăng trưởng rất mạnh về năng lực sản xuất nhưng quy mô, doanh thu và lợi nhuận của các nhà xuất bản tăng chưa tương xứng. Một số nhà xuất bản còn lượng sách tồn kho nhiều hoặc gặp khó khăn trong việc khai thác bản thảo. Sách có giá trị và có sức lan tỏa còn ít, đặc biệt là thể loại chính trị, khoa học công nghệ...

Trong năm 2023, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành, trong đó, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản trong thời gian tới để chuẩn bị cho nhiệm vụ tiến hành sửa đổi Luật khi được Quốc hội, Chính phủ đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật; tham mưu để kiến nghị xây dựng văn bản chỉ đạo bổ sung Chỉ thị 42-CT/TW về Nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan chủ quản nhà xuất bản để chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện nghiêm Chiến lược thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản; Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số cho các nhà xuất bản; hoàn thiện nền tảng xuất bản điện tử dùng chung, nền tảng kết nối các nhà xuất bản...

Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.