Biên cương - Nơi linh thiêng Tổ quốc

Tháng Hai, đất trời biên cương phía Bắc xanh một màu bình yên. Núi đá hùng vỹ trập trùng bất tận theo dáng hình nơi bắt đầu Tổ quốc. Lặng nhìn những nghĩa trang liệt sỹ, đài hương, bia đá khắc ghi tên tuổi những người con của đất nước đã anh dũng hy sinh, mãi mãi nằm xuống, bỗng trào dâng mãnh liệt ý thức chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi linh thiêng của Tổ quốc.

Chú thích ảnh
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), có 1.782 anh hùng liệt sỹ và một mộ tập thể, trong đó có hơn 1.500 liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh tư liệu: Nguyễn Chiến/TTXVN

Những ngày tháng Hai này, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) lại thoang thoảng hương trầm. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.800 liệt sỹ từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, giai đoạn từ năm 1979 – 1989. Trong đó có một ngôi mộ tập thể và hàng trăm mộ chưa xác định được thông tin. Tới điểm linh thiêng miền biên viễn có những cựu chiến binh đi thăm phần mộ đồng đội, vợ viếng mộ chồng, con thăm mộ cha và những đoàn khách từ mọi miền đất nước mong muốn tri ân những người lính đã hy sinh cho Tổ quốc, tưởng nhớ những đồng bào đã ngã xuống bởi đạn pháo quân thù.

Đặt bó hoa tươi thắm, thắp những nén hương thơm lên trước Đài Tổ quốc ghi công, ông Vương Trung Thực, nguyên chiến sỹ Tiểu đoàn 5 Vị Xuyên lại hồi nhớ ngày 17.2.1979. Hôm đó, đạn pháo của quân xâm lược dội vào toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, suốt một dải 1.200 km từ Pa Nậm Cúm - Lai Châu đến Pò Hèn - Quảng Ninh. Mảnh đất Vị Xuyên cũng hứng chịu những đợt pháo kích dữ dội từ bên kia biên giới. Đã có nhiều người dân Vị Xuyên chết bởi đạn pháo quân thù.

"Rạng sáng 17.2.1979, tôi nằm ngủ trong nhà thì nghe thấy tiếng đạn pháo địch bắn vào Vị Xuyên. Chúng bắn cả ngày cả đêm, vô cùng ác liệt. Năm 1984, tôi nhập ngũ chiến đấu để bảo vệ mảnh đất này", ông Vương Trung Thực nhớ lại.

"Sau khi chịu thương vong nặng nề bởi tinh thần chiến đấu rất cao, quyết liệt của quân dân ta trên toàn tuyến biên giới, ngày 5.3.1979, địch buộc phải rút lui. Nhưng Vị Xuyên lại là nơi đi trước, về sau. Mảnh đất có vị trí chiến lược này đã trở thành trận tuyến nóng bỏng, ác liệt kéo dài duy nhất biên giới phía Bắc trong suốt gần 10 năm sau đó", người cựu chiến binh khẽ nén tiếng thở dài.

Chú thích ảnh
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), có 1.782 anh hùng liệt sỹ và một mộ tập thể, trong đó có hơn 1.500 liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh tư liệu: Nguyễn Chiến/TTXVN

Lịch sử mãi khắc ghi, trong một chiến dịch xâm lấn Việt Nam với quy mô lớn nhất từ tháng 4.1984 đến 5.1989, lần lượt hàng chục vạn quân của tám trong 10 đại quân khu từ bên kia biên giới phía Bắc đã tấn công toàn diện tuyến biên giới Hà Giang, tập trung là huyện Vị Xuyên. Ðể bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, chín sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn đã trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên. Và "Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử" đã trở thành phương châm sống, chiến đấu của những người lính Vị Xuyên.

Trên "Đất mẹ" thiêng liêng, quân ta bám trụ từng điểm cao, từng mỏm đá, tấc đất. Có những quả đồi diễn ra hàng chục trận đánh giành đi, giật lại giữa ta và địch. Không một hòn đá, không một mét đất nào ở Vị Xuyên không thấm máu người lính Việt Nam. Quả đồi Đài do đạn pháo dội vào mà bị phạt sâu hơn 1m, trắng xóa như vôi, nên còn có tên gọi là "Lò vôi thế kỷ". Hàng nghìn chiến sỹ đã ngã xuống, nhiều người bỏ lại một phần cơ thể nơi rừng sâu núi thẳm…

Biểu tượng hào hùng mà đau thương về tinh thần vệ quốc bất khuất của dân tộc Việt Nam có thể thấy từ Nhà Tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sỹ của toàn mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang. Nhà Tưởng niệm nằm nghiêm trang, đẹp đẽ bên vách núi đá dựng đứng ở xã Thanh Thủy. Là Đền thờ các Anh hùng Liệt sỹ Mặt trận Vị Xuyên ở điểm cao 468. Từ Đền thờ có thể nhìn sang các điểm cao 772, 685 và hướng tầm mắt tới điểm cao 1509, điểm phân giới mốc biên giới Việt – Trung. Đến nơi linh thiêng miền biên ải đó, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.

Bốn mươi tư năm đã trôi qua kể từ phong ba nơi đôi bờ biên giới. "Ngã ba tử thần" năm xưa thấm trộn máu xương của những người con nước Việt đã anh dũng hy sinh, nay đã trở thành Ngã ba Thanh Thủy thanh bình, với nhịp sống trên đường phát triển. Gần đó là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Thanh Thủy- nơi sinh sống của bà con dân tộc Tày với bản sắc văn hóa được lưu giữ và bảo tồn. Trong Làng có những Homestay để phục vụ và đón khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.

Cách không xa Làng Văn hóa là Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy – Thiên Bảo (Tianbao, tỉnh Vân Nam) thông thương với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là nơi dòng Lô giang chảy vào đất Việt, bên dòng sông là mốc 261 phân giới giữa 2 nước Việt – Trung. Ngay trước Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy có một khóm tre già nhưng xanh mướt và tươi tốt đến lạ. Khóm tre có hơn 50 cây với độ cao vài chục mét, cây nào cũng to khỏe, đầy sức sống. Gần khóm tre già là cây gạo cổ thụ dáng cao bất khuất với lớp vỏ ngoài mốc meo từng trải, vững chãi mang hình bóng quê hương. Cả cây gạo và khóm tre đều mang bao vết tích của những trận pháo kích, những vết đạn ngang dọc, ăn sâu vào thân.

Theo lời Thượng úy Nguyễn Xuân Đệ, cựu chiến binh Sư đoàn 356, người tham gia nhiều trận đánh ác liệt tại mặt trận nóng bỏng Vị Xuyên, thì ròng rã suốt những năm tháng chiến tranh biên giới phía Bắc, cây gạo và khóm tre đều hứng chịu bão tố dữ dội từ bên kia biên thùy. Song thật kỳ lạ là khóm tre vẫn hiên ngang đứng đó mà không hề lay chuyển. Còn cây gạo cao cứ mỗi độ tháng 3 về lại bừng nở sắc đỏ ngập trời. Hoa gạo đỏ thẫm mang vẻ đẹp bình dị, mãnh liệt, gợi nhắc những ký ức từ lâu.

"Đến cây cỏ nơi biên cương Tổ quốc cũng vững chãi, kiên gan"- ý tứ của người cựu chiến binh Vị Xuyên gợi liên tưởng.

Tháng Hai, trời biên cương xanh ngắt một màu. Nhiều câu chuyện đã thuộc về lịch sử. Màu xanh đã phủ lên "Lò vôi thế kỷ" cũng như các quả đồi, cánh rừng, hố đạn nơi biên thùy phía Bắc năm xưa. Nhưng những chứng tích của cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc vẫn hiện hữu. Cây gạo cổ thụ, khóm tre già trước Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy; Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên; Đền thờ các Anh hùng Liệt sỹ Mặt trận Vị Xuyên; Điểm cao 468; Điểm cao 1509 và đâu đó nơi các thung khe, sườn núi dọc biên giới Hà Giang, hơn bốn mươi năm qua, vẫn còn trên 1.000 hài cốt liệt sỹ chưa tìm thấy, chưa được quy tập…

Những chứng tích hào hùng mà bi thương đó luôn nhắc nhở về chủ quyền biên giới, về cương vực lãnh thổ ngàn đời cha ông để lại; nhắc nhở mỗi người dân nước Việt về: Hòa bình, Độc lập, Tự do, Tự cường!

Chính trị

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.