Bệnh lõm ngực gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý người bệnh, cần điều trị sớm

Lõm ngực là bệnh lý dị dạng lồng ngực bẩm sinh thường gặp nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm sinh lý người bệnh.

Bệnh lõm ngực là gì?

Theo các bác sĩ, bệnh lõm ngực là tình trạng phát triển bất thường của thành ngực trước, trong đó biểu hiện bằng sự phát triển bất thường của xương ức và xương sườn hướng vào bên trong gây ra lõm lồng ngực.

Đây là loại dị dạng lồng ngực thường gặp, có thể gây chèn ép tim phổi, gây hạn chế vận động thể lực, gầy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của người bệnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Bệnh có thể phối hợp với dị dạng, cong vẹo cột sống, thường ở mức độ nhẹ.

Nguyên nhân gây ra bệnh lõm ngực được xác định là bệnh lý bẩm sinh, có tính chất gia đình, anh em ruột hoặc bố con có thể cùng mắc. Bệnh thường xuất hiện từ nhỏ không rõ ràng, tiến triển theo thời gian và thường rõ nhất vào độ tuổi dậy thì khi xương phát triển mạnh nhất.

sd.jpg -0
Hình ảnh minh họa bệnh nhân mắc bệnh lõm ngực

Hầu hết các bệnh về bệnh lý dị dạng lồng ngực bẩm sinh ở thể trung bình - nhẹ sẽ không có triệu chứng chèn ép tim phổi và không gây ra triệu chứng.

Với mức độ nặng hơn, các triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau tức ngực, mệt mỏi thường xuyên, khó thở, tim đập nhanh. Khi hoạt động nhiều, chủ yếu với lứa tuổi trẻ em, căn bệnh gây ra tình trạng hạn chế vận động thể lực, hoạt động nhanh mệt mỏi và khó thở hơn bạn cùng trang lứa.

Người mắc bệnh có thể có các biểu hiện gầy, suy dinh dưỡng, kết hợp với lõm ngực gây ra tình trạng thẩm mỹ kém; ảnh hưởng về mặt tâm lý người bệnh như tự ti, ngại tiếp xúc với bạn bè, thậm chí tự kỷ. Các thể bệnh có thể tiến triển dần theo thời gian và nặng lên gây ra triệu chứng.

Điều trị bệnh lõm ngực và dự phòng, tập luyện sau điều trị

Để điều trị bệnh lõm ngực hay bệnh lý dị dạng lồng ngực bẩm sinh, phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là phẫu thuật.

“Độ tuổi điều trị tốt nhất thường từ 7 đến 15 tuổi, các bệnh nhân lớn tuổi vẫn có thể phẫu thuật nhưng ở mức độ khó khăn hơn”, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay.

xs.jpg -0
Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật cho bệnh nhân lõm ngực

Theo bác sĩ, chỉ định phẫu thuật gồm một trong các yếu tố: Triệu chứng của chèn ép tim phổi như khó thở, tức ngực, hạn chế vận động thể lực; Yếu tố thẩm mỹ; Yếu tố tâm lý (trẻ tự ti, ngại ngùng tiếp xúc với mọi người); và Chỉ số đánh giá mức độ biến dạng lồng ngực nặng (Chỉ số Haller trên phim cắt lớp vi tính >3,2).

Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật NUSS - phẫu thuật ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ giúp đặt thanh nâng ngực an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân thường ổn định và ra viện vào ngày thứ 5 sau mổ.

Để đạt được hiệu quả tốt trong điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, hoạt động thể lực của bệnh nhân; việc dự phòng, theo dõi và tập luyện sau phẫu thuật là rất quan trọng.

Các bác sĩ cho biết, với những bệnh nhân gầy, sau phẫu thuật lõm ngực thường tăng 3-5 kg. Việc sinh hoạt của người bệnh có thể trở lại bình thường sau một tháng, hoạt động thể lực và tập luyện thể thao bắt đầu sau 3-6 tháng sau mổ.

Đối với các hoạt động thể lực mạnh, bác sỹ khuyến cáo nên bắt đầu từ một năm sau phẫu thuật. Thanh nâng ngực của người bệnh được rút sau 2 đến 3 năm tùy theo độ tuổi của bệnh nhân.

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.