Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Sáng 6.3, tại Hà Nội, Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế".

Nghệ thuật truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại hình: sân khấu, âm nhạc, múa, mỹ thuật. Ở mỗi một loại hình lại có nhiều thể loại khác nhau như sân khấu có tuồng, chèo, cải lương, múa rối; múa có múa dân gian, múa cung đình, múa tín ngưỡng; âm nhạc có ca trù, hát xoan, bài chòi, quan họ, nhã nhạc, hát văn, xẩm…; mỹ thuật có tranh khắc gỗ dân gian, nghệ thuật chạm khắc đình làng, nghệ thuật điêu khắc tượng tròn, nghệ thuật trang trí kiến trúc, nghệ thuật tranh kính…Sự phong phú, đa dạng nói trên minh chứng sự giàu có về di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển, lưu truyền từ hàng nghìn năm lịch sử.

dscf0841.jpg
PGS.TS. Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội thảo

Trình bày Báo cáo đề dẫn hội thảo, PGS.TS. Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: nghệ thuật truyền thống Việt Nam chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc, phản ánh trí tuệ sáng tạo của con người Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc, nghệ thuật truyền thống luôn có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, không tách khỏi sự nghiệp “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện nay, nghệ thuật truyền thống, với tư cách là sản phẩm hàng hóa, được công chúng đón nhận và đem lại nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, nghệ thuật truyền thống nằm trong nguồn thứ ba của sức mạnh mềm văn hóa - di sản văn hóa (cùng với bản sắc dân tộc và thể chế).

s1.jpg
Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước

PGS.TS. Tạ Quang Đông cho rằng, với vai trò to lớn, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được đề cập trong nhiều văn kiện quan trọng. Nhờ những định hướng đúng đắn đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay, trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường, nghệ thuật truyền thống đứng trước xu hướng “thương mại hóa”, vì mục đích lợi nhuận, phải đối mặt với tình trạng mai một, biến dạng, biến mất... Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế lại dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa dân tộc - nội sinh bị “hòa tan” vào văn hóa ngoại sinh. Bởi vậy, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống càng trở thành vấn đề nổi cộm, cần được chú trọng.

Hơn nữa, thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam còn tồn tại không ít hạn chế, bất cập: thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận có chất lượng; chưa phát huy hết vai trò, tiềm năng của nghệ thuật truyền thống đóng góp vào sự phát triển của đất nước; công tác tổ chức thực hiện chủ trương, quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống ở một số lĩnh vực, địa phương còn hạn chế; cơ chế chính sách còn bất cập, đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống; công chúng am hiểu và yêu thích nghệ thuật truyền thống ngày càng thưa thớt....

Để vừa phát triển kinh tế đất nước, vừa mở rộng cánh cửa hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa - hồn cốt dân tộc, Hội thảo khoa học quốc gia "Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế" tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, nghệ nhân… về các vấn đề có liên quan.

s2.jpg
Toàn cảnh hội thảo

Tại Hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà nghiên cứu tập trung thảo luận các vấn đề: cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam; thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam hiện nay như: nhã nhạc cung đình Huế, nghệ thuật tuồng, chèo, hát xoan…

Các đại biểu cũng đưa ra kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của các quốc gia trên thế giới và những bài học cho Việt Nam; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.