Bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch bất động sản

- Luật gia Bùi Đức Cát - Nguyên Kiểm sát viên, Viện Kiểm sát Nhân dân

- TS. Nguyễn Văn  Kim - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ

Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Bài viết nhằm góp ý về việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch bất động sản nhìn từ dự thảo Luật này.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định: “Chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai và chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của Luật này” (Điều 57).  

Bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch bất động sản -0
Ảnh minh họa: Nguồn ITN

“Người đại diện pháp luật của sàn giao dịch bất động sản xác nhận các giao dịch bất động sản thực hiện thông qua sàn theo quy định của Luật này. Xác nhận này làm cơ sở để các chủ thể tham gia giao dịch kê khai nộp thuế cho nhà nước, đăng ký biến động, sang tên quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất theo quy định Luật này và các luật khác có liên quan” (Điều 61).

Sàn giao dịch bất động sản là trung tâm kinh doanh, “siêu thị” chuyên kinh doanh một loại hàng hóa riêng biệt, đó là bất động sản. Đây là cầu nối cung cầu giữa người mua và người bán bất động sản. Thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lập ra sàn riêng để bán sản phẩm của mình hoặc bắt tay với một doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch bất động sản khác để bán sản phẩm. Một số sàn giao dịch ôm hàng, gom hàng, đầu cơ, tung tin thất thiệt, thao túng thị trường tạo ra cơn sốt đất ảo mà hậu quả hiện nay là nhiều người dân chạy theo cơn sốt đất này đã vay tiền ngân hàng, ôm đất đến nay có nguy cơ mất khả năng thanh toán, mất cả chỗ ở…

Về mặt pháp lý, sàn giao dịch bất động sản là một doanh nghiệp do các chủ thể là pháp nhân hoặc cá nhân lập ra nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lợi nhuận. Đây không phải là một công cụ pháp lý của Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc được Nhà nước ủy nhiệm cho chức năng quản lý thị trường bất động sản như: kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch, minh bạch về giá, chống trốn thuế. Vì vậy, việc sàn giao dịch bất động sản xác thực hợp đồng, giao dịch làm căn cứ để đóng thuế, đăng ký biến động, đăng ký sang tên tài sản là không phù hợp chức năng của nó, từ đó sẽ phát sinh nhiều rủi ro và hệ lụy cho người giao dịch.

Lâu nay, việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản của các chủ đầu tư là tổ chức không phải qua công chứng. Từ đó, không có cơ quan nào gác cổng kiểm soát về mặt pháp lý đầu ra, dẫn đến thực trạng người mua thường là bên yếu thế trong rất nhiều trường hợp khi bị chủ đầu tư lừa đảo, gây thiệt hại rất lớn, điển hình như vụ án Công ty Alibaba.

Để khắc phục lổ hổng pháp lý này, cần có một tổ chức đủ năng lực, trình độ pháp lý và nhân lực thay mặt Nhà nước làm trọng tài gác cổng đầu ra đối với các giao dịch bất động sản loại này để bảo vệ cho người mua yếu thế.

Nếu được giao quyền năng này, các sàn giao dịch bất động sản có đảm đương được không?

Thứ nhất, sàn giao dịch bất động sản không phải là một tổ chức có chức năng pháp lý hay tổ chức dịch vụ công được Nhà nước ủy nhiệm. Đây thực chất chỉ là tổ chức tư nhân thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản được chủ đầu tư ủy nhiệm bán sản phẩm bị chi phối bởi lợi ích, không phải là một bên thứ 3 làm trọng tài khách quan bảo vệ quyền lợi cho cả bên mua và bên bán.

Thứ hai, nhân sự thực hiện là nhân viên môi giới giao dịch bất động sản tại sàn chỉ cần đạt tiêu chuẩn, theo Khoản 1, Điều 6 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản như sau: Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học quản lý đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù; Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên…

Thứ ba, sàn giao dịch bất động sản hiện nay chỉ tập trung ở một vài tỉnh, thành phố lớn, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khi pháp luật trao quyền, cách tổ chức thì rời rạc, không có hệ thống tổ chức trên dưới chặt chẽ.

Bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch bất động sản -0
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Nếu giao quyền năng trên cho các tổ chức hành nghề công chứng thì có đảm đương được không? 

Thứ nhất, Điều 3 Luật Công chứng quy định: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội”.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chức năng của công chứng là phòng ngừa các rủi ro trong các giao dịch dân sự nói chung mà đặc biệt là giao dịch bất động sản. Đây được xem là chức năng xã hội của công chứng.

Thứ hai, công chứng viên lâu nay được xem như là một “thẩm phán phòng ngừa”. Vì vậy Nhà nước quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh công chứng viên rất cao, từ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đến kinh nghiệm làm việc phải được kiểm chứng gắt gao qua kỳ thi sát hạch quốc gia trước khi bổ nhiệm.

Cụ thể, Điều 8 Luật Công chứng quy định: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: 1. Có bằng cử nhân luật; 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng … hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng…; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Và theo Điều 9 Luật Công chứng, “thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng… Phẩm chất đạo đức phải đáp ứng Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng do Nhà nước quy định” .

Thứ ba, với bề dày phát triển trên 35 năm, hiện tại Việt Nam đã có trên 3.500 công chứng viên, trên 1.400 tổ chức hành nghề công chứng phân bố trải dài khắp nước kể cả miền múi và hải đảo. Là thành viên của Tổ chức Công chứng Quốc Tế, ngành công chứng Việt Nam được học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình hoạt động.  

­­Ngày 2.6.2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách hoạt động tư pháp đến năm 2020, đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp, có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hội hóa công việc này”.

Năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Công chứng và sửa đổi vào năm 2014. Kể từ đó, tổ chức và hoạt động công chứng như được thổi một luồng sinh khí mới. Các văn phòng công chứng trên cả nước được thành lập, phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu công chứng cho xã hội. Hoạt động công chứng đã đi sâu vào đời sống và lao động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và các tổ chức kinh tế, các giao lưu dân sự an toàn, ổn định, góp phần bảo đảm trật tự xã hội.

Từ những phân tích trên thấy rằng, giao cho các tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản của các tổ chức kinh doanh bất động sản, đặc biệt là các Hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai, là hoàn toàn phù hợp.

Kinh tế

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC
Doanh nghiệp

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tập trung đầu tư cho các giải pháp số hóa hiện đại, tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Bắt đầu từ 26.4.2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng
Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Ngay trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, HDBank mang đến niềm vui bất ngờ cho 16 khách hàng trên cả nước thông qua lễ quay số cuối kỳ chương trình “Rước lộc vàng 1 ký – Phú quý cả năm”; trong đó, một khách hàng may mắn nhất đã trở thành chủ nhân của giải đặc biệt 1 ký vàng SJC.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Bất động sản xanh là xu hướng tất yếu

Chiếm khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình), lĩnh vực bất động sản đang có những chuyển dịch tích cực nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia; thị trường bất động sản xanh, với các công trình trung hòa carbon và đạt chứng chỉ xanh, nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bền vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tài sản số, tín chỉ carbon có phải là tài sản bảo đảm?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon... ra đời; nhanh chóng có khung pháp lý cho các loại tài sản này, trong đó xác định rõ đây có phải là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng là vấn đề lớn đặt ra hiện nay.

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng
Kinh tế

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng

Ngày 26.4 vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024
Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.

Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức
Kinh tế

Đặt chính sách thuế trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức đầu tuần vừa qua, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng. Trong khi đó, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do vậy, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.